The Gentlewoman Writer
  • Trang chủ
  • Về tôi – The Gentlewoman Writer
    • BUY ME A TEA
    • Tư vấn 1:1
  • Viết
    • Viết chuyên môn
    • Viết kết nối
    • Viết Kinh doanh
    • Viết phát triển
    • Viết sách
  • Khoá học
    • Đôi nét về Giảng viên
  • Trang Tài nguyên
  • Youtube
  • Podcast
0
Tag:

love

viết lách kiếm tiền online; content marketing
Popular PostViết kết nối

Vì sao tôi chọn đồng hành cùng viết lách?

by Dương My 08/07/2020

Để tôi giới thiệu qua một chút về mình nhé:

  • 📍Master of Marketing & Innovation, Venice, Ý
  • 📍Chuyên gia BGS Global, Trainer AiM Academy
  • 📍Sáng lập: https://duongmy.com/
  • Đã có 10 năm làm việc trong lĩnh vực Marketing với nhiều mảng lớn khác nhau từ PR internal & external, corporate communications & event đến branding & digital, product & channel marketing.. với những kinh nghiệm thực chiến tại các Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm đa quốc gia. 

Điểm qua vài điểm như vậy để bạn thấy tôi có nhiều điểm tiếp xúc với công việc viết lách cũng như có chút thành tựu với chuyên môn của mình. Tuy nhiên, điều tôi thấy lại là tôi quá tập trung viết cho người khác, chứ chưa bao giờ thật sự viết cho bản thân mình; tôi viết vì được trả tiền lương theo tháng chứ chưa từng tự tạo dòng thu nhập thụ động cho mình.

Thuộc thế hệ Millenial tiêu biểu, tôi cũng như rất rất nhiều bạn cùng trang lứa khác bị đóng khung suy nghĩ từ nhỏ rằng: có một công việc được xã hội công nhận chính là thành công và sẽ làm giàu có hoặc sống xông xênh được từ đó. Bằng chứng là, từ ngày còn học Trung học Cơ sở hay Trung học Phổ thông, phụ huynh nào cũng hướng con mình tập trung học các môn tự nhiên (Toán, Lý, Hoá, Sinh) để sau này rộng đường thi vào khối A, B. Bởi theo các cụ, học những khối đó dễ đậu được Đại học, và sau đó tốt nghiệp dễ “xin được việc làm”.

Tuy nhiên, thực tế có phải như thế không?

Viết lách đồng hành cùng tôi cả một quãng đường dài

“Quay ngược thời gian, trở về với tuổi thơ”, từ lúc còn nhỏ xíu, tôi đã luôn thích ngồi ở một góc nhà sau giờ học, để đọc sách và nghĩ ngợi, cũng nhạy bén thuộc làu thơ ca. Những năm cấp Hai trong đội tuyển học sinh giỏi Lý nên dẫn đến một điều hiển nhiên là cấp Ba sẽ vào ban Tự nhiên.

Tuy học chuyên ban Tự nhiên (Toán, Lý, Hoá, Sinh) nhưng tôi lại chọn thi học sinh giỏi (HSG) Văn ^^, tôi cũng thường viết những đoạn văn ngắn đến các báo Dưới Mái Trường, Hoa Học Trò… để gởi đăng và thi thoảng được nhuận bút. Ngày đó ai cũng thắc mắc sao tôi học một đường mà thi HSG một nẻo, chính tôi lúc ấy cũng chẳng lý giải được. Mãi sau này nghiệm lại tôi mới rõ nguyên nhân.

Rồi khi ra trường, cơ duyên đến với công việc PR – Quan hệ công chúng, dùng nhiều đến kỹ năng viết lách, lại một lần nữa mình có nhiều cơ hiện cọ xác và khai thác thế mạnh này.

Mỗi ngày đều viết rất nhiều, từ thông cáo báo chí, bài dài, bài ngắn đến tin tức, các ấn bản truyền thông… nên cơ hội tôi nhận được các jobs freelancer về viết cũng đến kha khá. Thù lao tôi được trả trên mỗi bài là tiền triệu trở lên, có thể vì ngành BHNT vốn kén người viết, thường chỉ thuê các phóng viên có kinh nghiệm trong mảng Đầu Tư – Tài Chính, vì thế khi thuê một người thường (tức không phải phóng viên viết) thì chi phí trên mỗi bài viết sẽ tiết kiệm được nhiều. Tuy nhiên thực lòng tôi không mấy mặn mà với các jobs này nên chỉ nhận jobs trong 5 năm đầu đi làm. Những ai làm freelancers hẳn biết những mệt mỏi, chua chát của việc viết cho người để lấy tiền nó làm mình rã rời cỡ nào. Nên sau đó gần như tôi không kiếm tiền từ khả năng và kinh nghiệm viết của mình nữa, những gì tôi viết ra được cất giấu rất kĩ và chỉ để thoả mãn cảm xúc cá nhân của riêng mình.

viết lách kiếm tiền, kinh doanh online, content marketing
Tôi thật sự yêu cảm giác mỗi khi mình ngồi viết điều gì, viết giúp tôi kết nối nhiều hơn với chính mình
cũng như (biết đâu) tạo ra được điều gì đó ý nghĩa cho người đọc của mình

Mới năm 2020, có một start-up mới nổi về truyền thông mời tôi cộng tác ở chuyên mục “Góc nhìn chuyên gia“, thù lao trên bài viết thì ít xíu à nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là tôi không đủ tự tin, lo ngại bản thân chưa xứng để viết cho những chuyên mục đó. Thế là tôi cũng lại từ chối cơ hội ấy. Bây giờ thì trang truyền thông đó đã rất nổi, hẳn rất nhiều bạn trẻ đều biết.

Cũng trong năm ngoái, cơ duyên sao tôi biết đến các group chuyên về viết lách, như Viết 100 và Viết lách kiếm tiền…, gần như mỗi ngày tôi đều đọc các bài viết của các thành viên. Có bài viết với chủ đề thiệt mới, nhưng hầu hết là viết những vấn đề tôi đã biết rồi, đã làm qua rồi. Tuy nhiên các bạn viết tỉ mỉ, chăm chút, giải quyết từng vấn đề từ nhỏ nhất, để bất kì ai cũng có thể hiểu và tìm thấy giá trị trong bài viết của các bạn.

Nhiều lần đọc được các bài viết của các bạn, tôi đều cảm thán: “Hay vậy trời, việc này mà cũng có thể khai thác được và viết thành một bài viết dài và tốt như vậy hở?!”

Tôi học được nhiều từ sự nhạy bén trong cách khai thác chủ đề, tôi học được sự chăm chỉ và tỉ mỉ, tôi cũng học được sự tận tuỵ trong cách sẻ chia và cho đi của các bạn. Cũng từ đây tôi hiểu là bất kể bài viết về chủ đề thiệt lớn lao hay thiệt giản đơn cũng đều sẽ giải quyết được vấn đề của một ai đó, cũng sẽ có người cần.

Tôi biết đã đến lúc “cho đi” nhiều hơn

Thú thật là sau khi hoàn thành chương trình học Master về nước, có tấm bằng Thạc sỹ, tôi mới dám mạnh dạng thể hiện mình nhiều hơn. Trước đó tâm lý ngại ngùng cố hữu thường lấn át tất cả, vì thế tôi không nghĩ mình có khả năng đủ để đứng lớp, chia sẻ ở góc độ chuyên gia hay tổ chức đào tạo cho các em sinh viên.

Giờ đây, tôi tự tin hơn với nền tảng có được sau một quá trình phấn đấu, cộng thêm phần quan trọng không thể thiếu là kỹ năng viết lách đủ đầy. Tôi thấy mình dồi dào năng lượng hơn bao giờ hết để làm thật nhiều việc và trao đi thật nhiều giá trị:

  • Tôi được mời về dạy về các lớp Truyền thông tích hợp (ICM), Quan hệ công chúng (Modern PR), Viết nội dung Quảng cáo tiếp thị số (Content MKT)
  • Trở thành Trainer chuyên tổ chức các workshop trong dự án Giáo dục cộng đồng miễn phí cho các em sinh viên về định hướng nghề nghiệp và các kĩ năng mềm.
  • Trở thành cây bút “Chuyên gia” của các Học viện chuyên đào tạo về Truyền thông Marketing
  • Tạo ra chiếc blog này, chia sẻ kiến thức về MMO, MLM, Kiến thức Tài chính & Đầu tư cho người mới, người không chuyên
  • Trở thành người kể những câu chuyện về hành trình phát triển và hoàn thiện bản thân, truyền cảm hứng đến những người cùng chí hướng

 

Tôi kể ra những điều này để bạn thấy chuyên môn nghề nghiệp và những kĩ năng như chia sẻ, giảng dạy và viết lách có thể bổ trợ qua lại, tạo ra được một tổ hợp rất lớn những cơ hội công việc cho chúng ta. 

My Dương
Công việc viết lách mang cho tôi niềm tin lớn lao về tương lai làm việc tự do tự tại

Trở lại câu hỏi tôi có bỏ dở ở đầu bài: “Liệu có phải cứ học các môn Tự nhiên thì sẽ dễ xin được việc hơn những khối ngành Xã hội không?“. 

Câu trả lời của riêng tôi là: không nhé 🙂 Thật ra với những bạn mạnh về Văn – Anh – một số môn ngoại ngữ, cơ hội bạn đá chéo sân và linh động chuyển đổi giữa các công việc sẽ linh động hơn nhiều.

Tôi khá hối tiếc vì thời cấp 2 không tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi Anh hoặc Văn khi được các thầy cô bộ môn đề nghị. Tôi đã chạy theo những môn Tự nhiên như sự lựa chọn duy nhất trong đời. Thậm chí khi thi vào cấp 3, nhà trường còn chia lớp theo kiểu cứ mặc nhiên những đứa điểm cao là vào lớp Tự nhiên, thấp hơn xíu thì vào ban Xã hội, thấp hơn nữa thì vào ban Cơ bản. Vô hình chung khi nhìn vào đã thấy rõ “nhất bên trọng, nhất bên khinh”.

Nếu thời đó tôi theo hướng Văn chương, hoặc Ngữ văn Anh thì có lẽ tôi sẽ vào Đại học những ngành như Nhân văn, Đông Phương học… Nhưng tính ra đời tôi còn may mắn chán, rẽ dần dần hướng công việc thành ra lại gần khối ngành xã hội hơn, công việc cũng dùng câu chữ là chính. May mắn thế, nên tôi mới khai thác được những thế mạnh của bản thân. Và giờ lại giúp tôi choàng thêm những mảng công việc tạo dòng thu nhập thụ động thứ 2, thứ 3… và hy vọng đến thứ n.

Cụ thể cách tôi tạo thế nào thì bạn cùng đọc bài 3 cách kinh doanh online và theo dõi blog để có câu trả lời chi tiết nhé.

 

Be Gentle,

Love.

08/07/2020 0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
những người làm Network Marketing chân chính, chuyên nghiệp
Viết Kinh doanh

Chúng ta nên công bằng hơn khi nghe về đa cấp

by Dương My 08/07/2020

Đa cấp: hẳn chúng ta không ai chưa từng nghe đến hai từ này, và nhắc đến đa cấp là lừa đảo. Tuy nhiên đó có phải là sự thật? Nếu đa cấp là lừa đảo thì sao thế giới có biết bao nhiêu Tập đoàn lớn mạnh có chi nhánh khắp các châu lục, hiện diện khắp hàng chục quốc gia hoạt động theo mô hình này. Đứng ở vị trí người đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và tập tành bước vào mô hình kinh doanh này, tôi nghĩ chúng ta cần có cái nhìn công bằng, thiện chí và có hiểu biết hơn về mô hình kinh doanh nhiều tiềm năng này.

ĐA CẤP CHÂN CHÍNH – NETWORK MARKETING

Đa cấp và bán hàng đa cấp là gì?

Đa cấp: là tên gọi của kênh/chiến lược phân phối hàng hóa qua một hệ thống gồm nhiều người tham gia. Phát triển thành viên dưới dạng mô hình nhánh/cành. Mô hình này còn có tên gọi khác như kinh doanh theo mạng, kinh doanh mạng lưới, network marketing, multi level marketing (MLM)

Chính vì vậy, bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng mà ở đó doanh nghiệp sử dụng mạng lưới này để bán ra cùng 1 loại sản phẩm. Người tham gia bán hàng sẽ được hưởng hoa hồng từ kết quả kinh doanh của chính mình và người dưới cấp mình trong mạng lưới.

Đa cấp thực chất là một mô hình kinh doanh được pháp luật thừa nhận. Không phải cứ liên quan đến “đa cấp” là lừa đảo. Khi vào Việt Nam từ những năm 1999 – 2000, mô hình kinh doanh này bị biến tướng thành các công ty đa cấp bất chính. Nhằm lợi dụng lòng tin của người dân để lừa đảo nên mô hình này đang bị hiểu sai và nhận về nhiều ý kiến tiêu cực, sự gay gắt của dư luận.

Theo Bộ Công Thương, bán hàng đa cấp là một ngành được thế giới công nhận. Chính vì thế sau một thời gian dài được kiểm soát, điều chỉnh bởi pháp luật. Đến năm 2020 ngành đa cấp đã dần được định hình, có 22 công ty được pháp luânt Việt Nam công nhận, đang ngày ngày đóng góp tích cực vào bức tranh chung của thị trường sử dụng lao động của nước ta.

Cấu trúc Multilevel Marketing không được vượt quá 7 tầng, công ty Nuskin tôi tìm hiểu đáp ứng tuyệt đối tiêu chí này

Đặc điểm của công ty đa cấp chân chính

  • Có sản phẩm tốt: đảm bảo 2 yếu tố giá cả và giá trị của sản phẩm. Chỉ bán hàng theo đa cấp chứ không huy động vốn đa cấp theo kiểu dịch vụ.
  • Đào tạo nhà phân phối tốt: nhà phân phối và người bán hàng hiểu biết về sản phẩm và kỹ năng tiếp thị.
  • Tập trung vào bán hàng chứ không tập trung vào tuyển dụng: đã gọi là bán hàng thì doanh thu chính là từ hoạt động bán hàng, doanh thu chỉ được sản sinh khi bán được hàng chứ không phải nảy sinh từ việc lôi kéo thêm nhiều người bán hàng.
  • Có những công ty đa cấp quy định người lao động phải từ 21 tuổi trở lên mới tuyển dụng, hạn chế tối đa việc tuyển dụng sinh viên vào hệ thống.
  • Cơ chế hoạt động: Được Nhà nước cấp phép kinh doanh theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Hiện nay, chỉ có 22 công ty đa cấp (đã được niêm yết tại Cục Quản lý Cạnh tranh) được phép hoạt động trên thị trường (1).

(1) Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùngKhông yêu cầu đặt cọc để trở thành nhà phân phối.

Không tích trữ hàng hóa, bán được hàng thì mới nhập hàng, được đổi trả hàng trong vòng 30 ngày.

Sản phẩm được phân phối từ các nhánh/các tầng từ cao xuống thấp: Giả sử, nhà phân phối A bán hàng cho người tiêu dùng B, C. Người tiêu dùng B, C mỗi người lần lượt bán cho người tiêu dùng B1, B2 và C1, C2. Người tiêu dùng B1, B2 và C1, C2 tiếp tục bán cho nhiều người khác nữa… cứ thế hình thành cơ chế kinh doanh dạng kim tự tháp.

Tiền thưởng dựa trên doanh số bán hàng, không dựa trên số lượng nhân viên tuyến dưới được tuyển dụng.

kinh doanh đa cấp chính thống
Những hoạt động, cách thức của một công ty đa cấp chính thống thường có

Tham khảo luật siết chặt với các công ty và hoạt động đa cấp bất chính: báo Tuổi Trẻ

ĐA CẤP BIẾN TƯỚNG

Đặc điểm của đa cấp lừa đảo:

Dấu hiệu nhận biết:

  • Sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo.
  • Chỉ tập trung tuyển dụng, không tập trung vào bán hàng.
  • Yêu cầu người muốn tham gia: đặt cọc, mua 1 lượng hàng hóa cố định ban đầu, trả phí gia nhập mạng lưới.
  • Không cam kết mua lại hàng hóa với mức giá tối thiểu 90% giá đã bán cho nhà phân phối.
  • Nhận lợi ích kinh tế/tiền thưởng từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới.
  • Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: “Không cần làm vẫn có tiền, thu nhập thụ động từ cấp dưới, lợi nhuận khủng, làm giàu cấp tốc chỉ trong thời gian ngắn”…
  • Không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng theo phương thức đa cấp do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cấp.
  • Cơ chế trả thưởng hấp dẫn, tăng trưởng bất thường không phù hợp với tiềm năng và giá trị vốn có của doanh nghiệp.

Mô hình đa cấp lừa đảo: MÔ HÌNH PONZI và MÔ HÌNH PYRAMID

Giống nhau:

  • Thuyết phục đầu tư với mức lãi suất rất cao.
  • Để duy trì hoạt động: cần dòng tiền liên tục từ nhà đầu tư.
  • Sụp đổ khi: dòng tiền đầu tư vào không còn đủ để nuôi hệ thống.
  • Cách hồi sinh: người đứng đầu hệ thống bắt đầu chạy trốn, xây dựng hệ thống khác để lừa đảo.

Khác nhau:

MÔ HÌNH PONZI

  • Phương thức hoạt động: nạn nhân bị ép buộc phải đầu từ vào một thực thể không tồn tại (đó có thể là 1 doanh nghiệp hoặc danh mục đầu tư độc quyền).
  • Phí tham gia: không cần bỏ tiền để vào được hệ thống, chỉ cần giới thiệu được người khác tham gia cùng.
  • Lợi nhuận: tiền đầu tư của nhà đầu tư sau dùng để trả lãi cho chính người giới thiệu và những nhà đầu tư cấp cao hơn, hoặc dùng để thanh toán cho các nhà đầu tư ban đầu nhằm tạo lợi nhuận ảo cho khoản đầu tư. Điều này đã khiến các nhà đầu tư hiểu lầm rằng đây là phần lợi nhuận có được nhờ đầu tư chứng khoán.
  • Tốc độ sụp đổ: chậm và sẽ tiếp tục duy trì nếu có thêm những nhà đầu tư mới.

MÔ HÌNH PYRAMID

  • Phương thức hoạt động: mua sản phẩm để trở thành nhà phân phối (không nhất thiết là sản phẩm chính hãng), mục đích chính cuối cùng là bán được hàng để biến người khác thành nhà phân phối cấp dưới.
  • Phí tham gia: phải trả tiền mua sản phẩm mới tham gia hệ thống được.
  • Lợi nhuận: nhận tiền từ việc lôi kéo thêm người vào hệ thống. Tiền thu được từ người tham gia mới sẽ được dùng để trả tiền thưởng cho người giới thiệu.
  • Sụp đổ mô hình: nhanh hơn so với mô hình Ponzi. Tháp càng cao thì tốc độ sụp đổ càng nhanh. Càng nhiều nhà phân phối cấp dưới thì kim tự tháp càng phát triển, đồng nghĩa với việc lợi nhuận ngày càng nhỏ cho đến không có lợi nhuận, tháp sụp đổ để lại những người ở dưới đáy các khoản lỗ lớn nhất

Với cách thức hoạt động của đa cấp hợp pháp thì người tham gia bán sản phẩm cho những người ngoài mạng lưới (theo giá lẻ) và tuyển mộ người khác vào mạng lưới (theo giá sỉ), còn kinh doanh theo hình “tháp ảo” thì không bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới và điều kiện tham gia là buộc phải mua 1 bộ sản phẩm hoặc nộp một số tiền nhất định.

Với mô hình hình tháp ảo này, lợi nhuận sẽ được tính theo cấp, cấp càng cao, lợi nhuận càng lớn. Những người khởi xướng và phát động hệ thống sẽ nằm ở đỉnh tháp, lợi dụng những thành viên bên dưới ở đáy tháp. Và vì vậy, những người vào sau thường khó có cơ hội bứt phá để vượt lên người trước, dù doanh số bán hàng có cao.

Chiêu thức tâm lý lôi kéo

  • Lợi dụng khao khát thành công, cải thiện cuộc sống: nạn nhân được tiếp xúc với những người khởi nghiệp thành công từ hai bàn tay trắng, nhưng sự thật đằng sau chẳng có thành công nào cả. Thúc đẩy tâm lý tò mò, gây dựng niềm tin “Tôi làm được, và bạn cũng thế”, nhiều sinh viên nhẹ dạ cả tin sẵn sàng đánh đổi để được như họ.
  • Đánh vào lòng tham: việc nhẹ nhưng lương cao, vẽ nên một cuộc sống trong mơ, giàu có ngay khi còn đi học.
  • ”Hội trường là 1 sân khấu lớn”: là nơi các doanh nhân thể hiện đẳng cấp nghệ sĩ; tổ chức các buổi hội thảo trá hình, vỗ tay nồng nhiệt, buổi gặp mặt trao thưởng, team-building kết nối với hàng trăm người tham gia khác, truyền cảm hứng và động lực, thổi hồn vào những câu chuyện cảm động dẫn dắt nhà đầu tư.

Có thể bạn chưa biết: Màu đỏ sẽ là màu sắc chủ đạo của các buổi hội thảo gặp mặt này. Từ background sân khấu, ghế ngồi, thảm trải… tất tần tật sẽ được trang trí bởi sắc đỏ. Bởi lẽ đỏ được coi là màu của sự quyết định, của sự quyết tâm và màu của sự quyết đoán. Sức mạnh mẽ và hiệu ứng tâm lý của sắc đỏ kích thích các nạn nhân dễ dàng hành động vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bản thân mình

  • Các nhà đầu tư tiềm năng tham gia các hội thảo cùng những sự kiện, trò chơi thâu đêm suốt sáng, khẩu hiệu hô hào với tính chất thôi miên cường độ cao như: “Những người có đam mê, những người nhiệt tình, những người chăm chỉ làm việc hết mình sẽ được đền đáp”… Những câu nói này không sai, nên đừng đánh giá thấp giá trị của chúng, chỉ là nó xuất phát từ sai người và sai chỗ.

Người tham gia bắt đầu mất đi sự tỉnh táo thường có, bước đầu tiếp nhận thông tin, dần dần vượt ra qua rào cản của bản thân và từ đó tư duy đám đông được hình thành.

  • Bán giấc mơ đổi đời: xây dựng niềm tin “TÔI THÀNH CÔNG VÌ TÔI Ở LẠI”. Sau khi đã làm quen được với tập thể, người tham gia càng dễ bị sập bẫy hơn bởi lẽ lừa hàng trăm người luôn dễ hơn lừa một cá nhân. Đây chính là biểu hiện rõ ràng nhất của tâm lý đám đông. Lúc này họ sẽ bị xuôi theo dòng nước mặc dù đôi khi muốn chống lại nhưng cả đám đông nói là mua hàng thì họ cũng khó mà ngần ngại để không rút ví.
  • Lúc vỡ lẽ thì không có cách nào rút chân ra, chẳng còn bước nào khác ngoài tiếp tục lấn sâu để gỡ gạc tiền của mình. Vòng xoáy “người trước lừa người sau”, sinh viên vừa là nạn nhân nhưng là phạm nhân đẩy nhiều cá nhân khác đi vào ngõ cụt của lừa đảo tài chính.

Tập trung khai thác nhóm Sinh viên

Những thành viên các công ty đa cấp bất chính thường dùng nhiều cách để thu hút nhóm đối tượng chính là Sinh viên vào tròng, dựa trên những đặc điểm sau:

  • Chơi vơi, chênh vênh khi bước vào đại học: cô đơn giữa môi trường mới nên cần tìm những hội/nhóm để nương tựa, làm quen.
  • Thiếu lý tưởng, mục tiêu sống cụ thể: tương lai mịt mờ, không biết làm gì tiếp theo cho nên làm giàu đơn giản mà nhanh là một cái phao cứu cánh để sinh viên bám vào.
  • Muốn chứng tỏ giá trị bản thân: sinh viên luôn mang nhiều ước mơ và hoài bão chính vì vậy mà những kẻ lừa đảo đã tạo nên “ảo tưởng giả” để lợi dụng khao khát được khẳng định cá nhân. Bởi chỉ có giàu, đầy đủ vật chất ngay từ khi còn trẻ chính là thước đo thành công của phụ huynh, gia đình và xã hội.

 

Qua những phân tích bên trên tôi muốn tạo ra bức tranh hai mảng sáng – tối của mô hình kinh doanh đa cấp để bạn có cái nhìn thực tế, khách quan và công bằng hơn cho mô hình này. Và cũng vì thế, trên blog của mình, khi tôi khai thác về đề tài MLM nghĩa là tôi đang nói về đa cấp chính thống, nói về những con người, những câu chuyện về Network Marketing chân chính bạn nhé.

Với những ưu điểm nổi bật, chúng ta đâu thể biết được, nhỡ đâu đây là phương tiện tài chính ta lựa chọn để hiện thực hoá những ước mơ trong đời ta thì sao?!

08/07/2020 2 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail

About Me

About Me

My Dương – Marketer, Trainer and Writer

Với niềm yêu thích bộc lộ suy nghĩ, chia sẻ kiến thức qua từng câu chữ được viết xuống, mình lập blog này để nhắc nhở bản thân chăm chỉ viết, truyền tải thông điệp tích cực và truyền cảm hứng cho những người luôn người nỗ lực để trở nên ưu tú hơn mỗi ngày.

Recent Posts

  • The Value of Little Things: A Team Building Reflection

    20/08/2024
  • FUNdamentals – Những điều bé nhỏ quý giá

    19/08/2024
  • Con đường sự nghiệp chân ái 

    09/03/2024
  • Phát triển Sự nghiệp song song

    03/03/2024
  • Con số năm cá nhân từ 6-9, có gì hot?

    25/02/2024

Về tác giả

banner
My Dương – Marketer, Trainer and Writer

Một cô gái luôn nỗ lực để bản thân trở nên ưu tú hơn mỗi ngày. Mong muốn sống cuộc đời tự tại như một cánh chim trời.

Xem nhiều

  • 1

    6 chìa khoá vàng đánh giá thông tin và chất lượng nguồn thông tin

    08/07/2020
  • 2

    5 bước soạn Thông cáo Báo chí

    08/07/2020
  • 3

    Ước mơ quan trọng thế nào với người trẻ?

    08/07/2020

Đăng ký

  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • Email

COPYRIGHT © MY DUONG

The Gentlewoman Writer
  • Trang chủ
  • Về tôi – The Gentlewoman Writer
    • BUY ME A TEA
    • Tư vấn 1:1
  • Viết
    • Viết chuyên môn
    • Viết kết nối
    • Viết Kinh doanh
    • Viết phát triển
    • Viết sách
  • Khoá học
    • Đôi nét về Giảng viên
  • Trang Tài nguyên
  • Youtube
  • Podcast