The Gentlewoman Writer
  • Trang chủ
  • Về tôi – The Gentlewoman Writer
    • BUY ME A TEA
    • Tư vấn 1:1
  • Viết
    • Viết chuyên môn
    • Viết kết nối
    • Viết Kinh doanh
    • Viết phát triển
    • Viết sách
  • Khoá học
    • Đôi nét về Giảng viên
  • Trang Tài nguyên
  • Youtube
  • Podcast
0
Tag:

happy

phát triển bản thân, nỗ lực để thành công
Popular PostViết kết nối

Cần một khái niệm về sự thành công cho riêng mình

by Dương My 08/07/2020

Bài viết chia sẻ về quá trình trưởng thành trong suy nghĩ, những đổi thay, cải thiện để hoàn chỉnh bản thân và như mục tiêu của chiếc blog, chính là để trở nên ưu tú hơn mỗi ngày. Nếu bạn thường tự vấn về sự thành công của bản thân, Thì tôi xin nói: “Đã đến lúc cần có một khái niệm về sự thành công cho riêng mình. Tôi sẽ đồng hành cùng bạn!”.

Độ tuổi thành công quan trọng đến thế sao?

Bạn mến, năm nay bạn bao tuổi?

Hồi tưởng lại những mốc thời gian của quá trình trưởng thành, hẳn không ít lần chúng ta hoang mang, vô định.

18 tuổi, nếu là dân tỉnh lên thành phố trọ học sẽ ít nhiều đối mặt với bao đổi thay, nhiều khía cạnh cần thích nghi, biết bao nhiêu áp lực học hành, thi cử, làm thêm, tiền nong.

25 tuổi, áp lực tài chính, hỗ trợ gia đình, hướng đi và nghề nghiệp, liệu đã đúng chưa? Có rơi vào trường hợp học một nghề, làm một nghề mà thực tâm lại thích một nghề khác không? Có thấy bế tắc với những thử thách liên tục ập trên con đường chạm đến mốc trưởng thành không?

30 tuổi, áp lực của sự ổn định, yên bề gia thất, và thậm chí áp lực thành công và có cuộc sống sung túc.

 

Tôi còn nhớ thời sinh viên lăn lộn đầy bụi bặm của mình, cũng làm thêm khắp nơi, cứ kiếm được đồng nào, nghe ở đâu có ai dạy kiến thức, kĩ năng gì hay là chạy tới học ngay. Có lần cũng đến tham gia buổi dạy kiểu như workshop miễn phí bây giờ. Thầy giáo của Đại học Kinh tế chia sẻ về những tiền đề, hoạch định để thành công. Thầy bảo độ tuổi thành công càng ngày càng sớm, ở Việt Nam thì trung bình là 29 – 30 tuổi. Thầy cũng hướng dẫn chúng tôi viết xuống, rõ ràng, chi tiết từng cột mốc 3 năm – 5 năm – 10 năm bạn muốn đạt được gì. Ví dụ cấu trúc kiểu:

Năm 25 tuổi – 30 tuổi – 40 tuổi, tôi có:

  • Sự nghiệp:…
  • Nền tảng học tập:…
  • Tài chính:…
  • Tài sản:…
  • Ước mơ cho bản thân:…
  • Ước mơ cho gia đình:…

Tôi cũng viết hết một trang A4, rõ ràng, chi tiết, hừng hực khí thế và đầy mộng tưởng. Với một đứa hiếu thắng, tôi để mốc thành công của mình là 28 tuổi (phải sớm hơn người khác tôi mới chịu).

Thời gian trôi qua, bản kế hoạch/ ước mơ đó vẫn là niềm cảm hứng, là động lực để tôi nhìn vào phấn đấu. Tấm bản ấy cũng giúp tôi chạm gần hơn với cơ hội công việc đầu tiên ở Tập đoàn Tài chính lớn, dù chưa tốt nghiệp. Thầy dạy các bộ môn PR của tôi cũng đồng thời là Head of Marketing ở công ty ấy nói rằng: “Không phải ai ở độ tuổi của em, thậm chí lớn hơn nữa, có bảng kế hoạch cụ thể như thế cho riêng mình“. Giờ nghĩ lại chắc lúc ấy Thầy đã nghĩ: “con bé này hư cấu quá”, vì tôi toàn viết đạt mốc tiền tỷ trong bản kế hoạch 😉. Nhưng có sao đâu nhỉ, quan trọng là người ta nhìn thấy mình có mong muốn, có quyết tâm và có kế hoạch rõ ràng.

Quay trở lại cột mốc thành công tôi đã viết, 28 tuổi.

Từ năm 18 tuổi viết bản ước mơ đó, tôi đã luôn chăm chỉ với niềm tin lớn lao về sự thành công. Tất nhiên là nỗ lực theo cách của một em sinh viên dưới quê lên Sài Gòn trọ học. Không có anh chị, không người đi trước, không người hướng dẫn, không nền tảng, không định hướng… tất cả đều rất cảm tính, đều rất bản năng.

Trong suốt thời gian đó, tôi đọc được rất nhiều những câu nói về sự thành công, tôi nhớ có một câu làm lòng tôi cứ xốn xang, kích động và đôi khi thấy khủng hoảng: “Thành công đến càng sớm thì càng khiến người ta hân hoan, sự thành công càng thêm lấp lánh“. Vì càng ngày, tôi càng gần với cột mốc 28 tuổi.

Mỗi lần đọc tạp chí Forbes công bố danh sách 30under30 tôi lại thấy lòng đầy khao khát, cũng mặc định xem việc có tên trong danh sách như tiêu chuẩn thành công của người trẻ.

Nhưng rõ là tôi không thành công theo cách hiểu đó, vì: năm 28 tuổi, tôi gác lại sự nghiệp để lên đường sang Ý du học bậc Thạc sỹ cùng với hôn phu của mình, khi đó chúng tôi đã làm lễ ăn hỏi.

Khao khát thành công là điều đặc biệt quan trọng với người trẻ, giúp cổ vũ ta tiến lên mỗi ngày.
Nhưng đừng áp công thức, khái niệm thành công của người khác lên bản thân một cách máy móc và vô cảm.

Định nghĩa lại về khái niệm của sự thành công

Nghĩ lại tôi vẫn thấy may mắn vì tôi “ngộ” ra kịp lúc, biết khái niệm lại cho sự thành công cho chính mình. Tôi đã giảm bớt việc tự chỉ trích, tự dằn vặt bản thân rằng “Tại sao tôi chưa thành công?!“. Lúc trước, tôi định hình thành công ở độ tuổi 28 là: Leo lên nấc thang Trưởng phòng (Manager), là mua được chung cư ở thành phố đưa Mẹ lên sống cùng, là thu nhập bao nhiêu ngàn $ một tháng.

Nhưng rõ là 28 tuổi, tôi (chúng tôi) bỏ lại hết ở Việt Nam, trong người chỉ có vài ngàn Euro để sang Ý du học, chẳng có nhà, chẳng có xe, chỉ có hai cái bụng đầy chữ. Vì sao vậy?

  • Vì lúc đó tôi đã hiểu, việc cấp thiết trước mắt chính là phải thực hiện được ước mơ từ bé của mình: có trải nghiệm du học nước ngoài. Học là việc cả đời nhưng không phải độ tuổi nào cũng có thể đi du học và được cấp học bổng. Tôi lại không muốn bỏ qua ước mơ, tôi không muốn hối hận về sau. Lúc đó, tôi đã học được bài học về mức độ ưu tiên.
  • Vì lúc đó tôi đã hiểu mỗi người đều có time zone riêng cho mình. Có người đi trước chúng ta, cũng có người đi sau chúng ta. Quan trọng là ai cũng đang nỗ lực cho khung thời gian riêng của chính mình. Ví như tử vi của tuổi Tân Mùi những người sinh năm 1991 như tôi, đại đa số sẽ bươn chải vất vả mãi từ năm 18 đến năm 28 tuổi. Chúng tôi được ví như những chú tuấn mã có bộ vuốt chắc khoẻ không ngại phi nước đại, nhưng nghiệt ngã thay ông trời lại trải đầy đinh nhọn trên suốt chặng đường chúng tôi đi. Thế thì nếu may mắn lắm năm 28 tuổi chúng tôi mới hồi sức, dần đi vào ổn định. Ở trong tình cảnh ấy liệu thốt ra hai từ “thành công” có còn thực tế?!
  • Vì tôi đã biết công bằng hơn với bản thân mình. Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi, nhiều người trong chúng ta dễ rơi vào trạng thái nhìn thành công của người khác và quay lại trách móc chính mình. Nhưng rõ là chúng ta không biết được xuất phát điểm của họ và ta có cùng mức hay không? Nền tảng, sự hỗ trợ, sự chuẩn bị, mức độ gia đình đầu tư đến đâu. Ta thường lấy trailer của đời người khác so với behind the senses của đời mình. So sánh không xấu, nhìn thành tựu của người khác để đẩy bản thân nỗ lực tiến lên là điều đáng hoan nghênh. Nhưng tuyệt đối đừng chê bai hay ghét bỏ bản thân mình chỉ vì nhìn thấy người khác thành công.
  • Vì tôi có được định nghĩa lại về khái niệm thành công cho chính mình.

Bài viết về sự thành công nhưng lại chia sẻ về cuốn sách Hành trình về phương Đông thì nghe có vẻ không liên quan. Nhưng thật sự đây là cuốn sách thay đổi nhân sinh quan, đánh một đòn mạnh vào tâm lý của tôi. Cơ duyên tôi đọc được cuốn sách vào giai đoạn chông chênh nhất của mình tính đến lúc này, năm tôi sắp 28 tuổi. Thời điểm đó tôi đã tự vấn bản thân hàng trăm lần rằng “Mình có nên đi du học hay không? Có nên vẫn ở đây cày thật chăm chỉ để nhanh thăng tiến và kiếm tiền mua nhà không? Mình đi rồi thì Mẹ mình thế nào?” vân vân và mây mây… Nhưng kì ngộ thay, càng đọc cuốn sách này, tâm trí tôi càng sáng tỏ, tầm nhìn tôi càng rộng mở, mọi khúc mắc trong lòng cứ nhờ thế mà dần được gỡ bỏ.

Lúc này định nghĩa thành công của tôi không còn gói gọn trong chỉ tiền, chỉ nhà và xe như chuẩn mực chung của xã hội nữa. Mà thành công của tôi nằm ở 8 lĩnh vực trong Bánh xe cuộc đời, bánh xe của tôi càng tròn đầy cân đối bao nhiêu, tôi càng thành công bấy nhiêu:

Sức khoẻ: sức khoẻ thể chất và tinh thần của tôi hoàn toàn tốt, đủ để học, làm, phát triển và tích cực.

Phát triển bản thân: hẳn nhiên rồi, tôi học tập trau dồi mỗi ngày, tôi đi du học cũng bằng học bổng 100% và được tài trợ sinh hoạt phí.

Mối quan hệ: Tôi có gia đình đầy tình yêu thương, có bạn bè xung quanh và những mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp.

Tài chính: Tôi có công việc chính và công việc tạo ra khoản thu nhập thứ hai, và vẫn đang liên tục chuẩn bị cho các công việc tạo ra thêm nhiều dòng thu nhập thụ động khác trong tương lai gần. Tôi cũng có bảo hiểm đủ các loại, có khoản tích luỹ và khoản đầu tư.

Sự nghiệp: Có công việc fulltime đúng chuyên môn, công việc giảng dạy và việc viết trong vai trò Chuyên gia.

Giải trí: Tôi vui với việc đọc sách, học ngôn ngữ, phân tích phim, những sở thích bổ ích và là tiền đề tốt, tạo ra thu nhập trong tương lai.

Chia sẻ/ Cộng đồng: Tôi tích cực tham gia những dự án thiện nguyện cho cộng đồng, dự án chia sẻ/ hướng dẫn sinh viên là cách tôi chọn để đóng góp giá trị, trao đi vô vụ lợi.

Tâm linh: tôi thấy mình may mắn khi có chỉ số SQ – Chỉ số thông minh tâm hồn cao nhất trong 8 chỉ số thông minh của mình. Rõ là nhờ vào năng lực này nhạy bén, tôi sẽ tối thiểu việc sai và sửa, và thậm chí phải trả giá cho việc làm sai.

Nếu trong cuộc sống này có một thứ khó làm nhất thì có thể nói đó là tìm kiếm sự cân bằng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
08/07/2020 1 comment
2 FacebookTwitterPinterestEmail
ước mơ là điều đẹp đẽ
Popular PostViết kết nối

Ước mơ quan trọng thế nào với người trẻ?

by Dương My 08/07/2020

Một câu chuyện nhỏ về ước mơ 

 

Tôi biết một cô bé gái. Lúc cô bé đâu đó khoảng 5-6 tuổi, gia đình vẫn còn ở nương nhờ nhà Nội, bé rất thích ngắm nhìn lịch treo tường khổ lớn, phân chia làm 12 tháng. Khi lật những tờ lịch treo tường với bao nhiêu là hình ảnh ruộng bậc thang ở Tây Bắc, là Phá Tam Giang, là Tam Cốc – Bích Động, là Tràng An – Bái Đính, là chùa Thiên Mụ… bé đã xuýt xoa không ngớt, cứ giữ những hình ảnh trong tim và tự nhủ trong lòng, chắc chắn mình sẽ đến được tất cả những nơi này, sẽ đi và thưởng ngoạn hết cảnh đẹp của quê hương đất nước.

Lớn lên một chút, khi học những bài học Địa lý về những châu lục trên thế giới, về hai nửa bán cầu Nam và Bắc, bé đã nhớ như in những đặc điểm về khí hậu, về lượng mưa, về thảm thực vật ở mỗi bán cầu; không hiểu sao cô bé cũng yêu mến vô cùng Biển Đỏ, Biển Đen và Biển Địa Trung Hải, cũng luôn tin rằng một ngày nào đó mình sẽ đặt chân đến những nơi này.

Đến khi học cấp 3, cô bé đã có những khái niệm trong đầu về việc đi ra nước ngoài, về việc được du học. Dù thực tình em không rõ phải làm gì cụ thể để hiện thực ước mơ ấy, một ước mơ tương đối vô lý mới một đứa trẻ bước ra từ một nơi nghèo hèn, vùng sâu vùng xa, tham gia bất cứ kì tuyển sinh nào cũng được cộng điểm vùng, tay không tấc sắt. Trong những giấc mơ mang chí tiến thân của mình, cô cũng lờ mờ mong có được một người song hành, lúc nào cũng đi cạnh mình, đứng dưới ngọn đèn cổ kính ở châu Âu, dù không khí có lạnh thế nào đi nữa, cả hai vẫn nở nụ cười hạnh phúc.

Thời gian trôi qua, cô gái lớn dần và ước mơ của con người trẻ trung đó cũng theo đó lớn lên (chứ không hề biến mất) và được hiện thực hoá dần. Cô bé cũng đã đặt chân đến ngang dọc đất nước, và gần như đã đến đủ những cảnh đẹp trong tờ lịch năm xưa. Đã được bước chân ra khỏi biên giới đất nước mình, đến một châu lục mới. Giờ đây, những người cô phải cạnh tranh không phải là Mai, Cúc, Huệ, Đào; Mà là Davide, John, Rose… Đã được ngồi thẫn thờ bên bờ biển Địa Trung Hải cho gió thốc vào từng cơn, lạnh hốc mà vẫn thích mê vì còn mãi ngắm nhìn vẻ đẹp của bờ biển rộng tắp…Và được cùng người mình yêu thương hết lòng đi dạo giữa những con đường lát gạch xen giữa đôi bờ kênh Venice, dưới những ngọn đèn cổ kính châu Âu.

Ừa, đứa trẻ đó là My đó. Nên nếu có ai hỏi, tuổi trẻ quan trọng nhất là gì, ngoài sức khoẻ ra, My tin đó là DÁM ƯỚC MƠ và được tự do mơ ước. Dẫu những giấc mơ ấy nghe qua có phần hư cấu, có phần siêu thực, nhưng hãy cứ mơ và theo đuổi ước mơ ấy, bởi đó chính là tiền đề cho những điều người trẻ sẽ cố gắng nắm lấy và đạt được trong tương lai.

Venice, ngày mưa sấp mặt, lạnh buốt đầu tiên –

người trẻ có ước mơ và nỗ lực hiện thực hoá
Người trẻ hãy có thực nhiều ước mơ và nỗ lực mỗi ngày để thực hiện hoá những điều đẹp đẽ ấy

Tôi đã viết những dòng này vào tháng 10, 2018 để lưu giữ lại cảm xúc của tháng ngày đi học Master ở một đất nước xa xôi. Để đến được đó, tôi đã trải qua một chặng đường cũng lắm chông chênh. Nhưng rất xứng đáng.

Thật tình mà nói, nhờ những trải nghiệm ở châu Âu cùng tấm bằng Master tích luỹ được, tôi tự tin hơn và cũng có thêm nhiều căn cứ để chia sẻ đến những người trẻ. Tôi nỗ lực phấn đấu để mình trở thành một người truyền cảm hứng; chia sẻ và phần nào giúp họ chuẩn bị kĩ càng về mặt Tư duy, sự định hướng và kĩ năng. Những điều mà theo đánh giá của tôi, chính là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn trên hành trình dài về sau.

Giờ đây, tôi đang trên con đường từng bước hiện thực hoá những ước mơ và lý tưởng đã định hình cho mình từ những năm cấp 3. Có rất nhiều định nghĩa về ước mơ, nhưng không có một công thức, quy chuẩn nào cho ước mơ cả.

“Sẽ luôn luôn có những ước mơ hoặc hùng vĩ hơn hoặc khiêm nhường hơn ước mơ của chính bạn, nhưng sẽ không bao giờ có một ước mơ hệt như ước mơ của riêng bạn…vì bạn là duy nhất và kỳ diệu hơn bạn biết.”

Linda Staten đã nói

Trong suy nghĩ của riêng mình, tôi định nghĩa ước mơ chính là ánh mặt trời để chúng ta dõi theo và hướng về, là ánh sáng soi rọi cho chúng ta trong những lúc tuyệt vọng hay những tháng ngày tăm tối nhất. Ngày nào bạn còn ước mơ và khao khát thực hiện nó, ngày đó bạn không để để những thứ hỗn tạp xung quanh nhấn chìm mình.

Sarah Parker

Chia nhóm ước mơ

Sau khi nói với nhau đôi điều về ước mơ của người trẻ là gì và ý nghĩa ra sao, đây chính là tiền đề quan trọng cho việc chúng ta từng bước học tập và định hình ước mơ của chính mình trong xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.

Dựa trên nguyên tắc mức độ tác động, độ rộng và lấy chính mình là trung tâm gây ảnh hưởng tới tất cả mọi sự trong cuộc sống. Tôi chia ước mơ thành bốn cấp độ, không có tốt, xấu, hơn, kém, mà là những vòng ảnh hưởng lớn dần.

1. Ước mơ ổn định an toàn

Thông thường, một người bình thường sẽ đạt được ước mơ này khi học xong một cấp học nào đó (có thể là hết Phổ thông, Cao đẳng, Đại học), kiếm được một công việc nào đó, kết hôn và sinh con. Với họ, cuộc sống với những chuỗi ngày lặp đi lặp lại, không bấp bênh, không thay đổi khiến họ cảm thấy an toàn, họ sẽ chẳng bao giờ muốn thoát ra ngoài vòng an toàn đó.

Những người thuộc nhóm này, tìm kiếm sự ổn định và an toàn về mọi mặt trong đời sống, mọi thứ họ làm đều hướng tới sự ổn đinh, an toàn. Những người nhóm này thường họ sẽ trở thành nhóm công nhân, công chức, viên chức và cố gắng xin được vào biên chế hoặc có hợp đồng chính thức trong một công xưởng, công ty, bộ máy tổ chức nào đó… Với họ một cuộc sống với những điều khiến họ thấy an toàn và ổn định là quá đủ rồi, không cần thêm một điều gì nữa.

Ổn định an toàn là ước mơ của nhiều người, trong đó chủ yếu là những người có tư duy nghèo và những người nghèo.

2. Ước mơ hạnh phúc cho bản thân (Chính mình)

Với ước mơ hạnh phúc thì đích đến của người đó là hạnh phúc. Hạnh phúc là một thứ khó định nghĩa vì mỗi người sẽ đạt được hạnh phúc với những điều kiện khác nhau.

Ước mơ hạnh phúc của người trẻ lớn hơn ước mơ ổn định an toàn rất nhiều vì khi đó một người phải bỏ ra nhiều thời gian, sức khỏe, tinh thần cho những việc có thể giúp người đó đến đích.

Để đạt được hạnh phúc, những người trong nhóm ước mơ này muốn thoát khỏi sự ổn định, nhàm chán, bó buộc về mặt thời gian, tư duy, tài chính, họ hướng đến sự độc lập và tự do về tất cả mọi mặt mà không bị phụ thuộc vào bất kì ai, bất kì tổ chức nào.

3. Ước mơ hạnh phúc cho những người liên quan

Thông thường khi một người đã đạt được ước mơ của mình, họ còn trẻ khỏe và còn khả năng làm được hơn thế nữa họ sẽ không dừng lại để hưởng thụ thành quả một mình. Khi đó họ sẽ đạt ra một mục đích mới, lớn hơn, khó hơn những gì mà mình đã đạt được, họ muốn không chỉ những điều tốt đẹp cho chỉ riêng bản thân họ.

Ước mơ hạnh phúc cho những người liên quan đến mình, lúc đó họ không chỉ nghĩ cho mình, phấn đấu cho mình, hành động và nỗ lực cho chỉ riêng mình mà họ còn hướng đến những người khác nữa, đầu tiên là những người thân trong gia đình họ, cộng sự và những nhóm người họ quan tâm.

Đây là ước mơ của rất nhiều người trẻ, họ là những người sáng lập công ty, những người chủ doanh nghiệp, họ điều hành nhiều người, họ thành công nhờ nhiều người đó và họ biết ơn những người đã góp phần đem đến thành công cho doanh nghiệp của mình, tổ chức của mình. Họ biết ơn, họ đề cao công lao của những người liên quan chính vì thế họ muốn những người liên quan cũng phải thành công, hạnh phúc họ mới thực sự yên lòng, còn không sẽ đau đáu một nỗi bận tâm trong lòng.

Ước mơ hạnh phúc cho người liên quan đến mình không phải là cho những người liên quan thật nhiều tiền, nhiều thứ mà họ mong muốn, mà trong khả năng có thể các ông chủ sẽ đưa ra những chế độ làm việc có lợi cho những người nhận viên của mình, yêu thương, nâng đỡ và thấu hiểu họ nhiều hơn. Họ cố gắng tạo ra môi trường làm việc giúp nhận viên thoải mái nhất những cũng phát huy được hết năng lực của mình. Đôi khi hạnh phúc đến từ những quan tâm nhỏ nhặt những xuất phát từ trái tim chân thành.

Ở trường hợp của mình, tôi chưa có ý định thành lập một doanh nghiệp, cũng chưa có mong muốn trở thành bà chủ. Tuy nhiên, tôi lại nhận thấy ước mơ cấp độ này khá gần gũi với mình. Những đặc điểm của cấp độ này miêu tả chính xác những điều tôi muốn đạt được trong đời, ít nhất là từ đây đến năm 35 tuổi. Trong trí tưởng tượng của mình:

  • Tôi có thể sống cuộc đời mình mong muốn, sải cánh sống đúng nghĩa cuộc đời của một chú đại bàng. Vì sao lại là đại bàng thì hay đọc bài này của tôi nhé.
  • Tôi chuẩn bị những điều tốt đẹp cho những người thân yêu nhất của mình, cả về vật chất lần tinh thần, với mong muốn mang đến hạnh phúc cho họ.
  • Tôi cũng dành thời gian, nghiên cứu và chia sẻ, làm nhiều việc tích cực, phục vụ cho hai nhóm người tôi quan tâm nhất: một là Phụ nữ, hai là Thanh niên, cụ thể là những bạn trẻ muốn hoàn thiện bản thân và đạp gió rẽ sóng tiến lên.
Người trẻ nỗ lực đạt được ước mơ là điều đáng ngưỡng mộ
Với tôi, việc người trẻ có ước mơ và nỗ lực hiện thực hoá nó, chính là điều đáng hoan nghênh và cỗ vũ.

4. Ước mơ hạnh phúc cho những người liên quan đến người liên quan

Có rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường, trong đó có thể chia ra là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Một doanh nghiệp lớn cũng từng xuất phát điểm là một doanh nghiệp nhỏ, vậy tại sao có những doanh nghiệp cứ lớn dần còn những doanh nghiệp thì mãi không lớn hoặc đi vào phá sản? Hẳn nhiên câu trả lời sẽ tuỳ từng trường hợp cụ thể, nhưng có một điều chắc chắn là những doanh nghiệp lớn được điều hành bởi những người xuất sắc và thấu hiểu con người, họ hướng đến tầm nhìn và sứ mệnh tốt đẹp cho con người.

Chính vì những người lãnh đạo tuyệt vời cùng với sứ mệnh vì con người nên tổ chức đó quy tụ được người tài và khiến họ đến và gắn bó với tổ chức lâu dài. Chúng ta hay nghe nói ‘‘nhân tài là nguyên khí quốc gia” vậy ở một tổ chức, nhân tài chính là nguyên khí của tổ chức đó, một mình lãnh đạo không thể làm hết tất cả.

Không chỉ trọng dụng người tài những nhà lãnh đạo này còn tạo ra những người tài, họ tôn trọng sự khác biệt và tạo nên kết quả khác biệt từ đó. Các nhà lãnh đạo này, không chỉ quan tâm, chân trọng nhân viên của họ mà họ còn quan tâm đến cả những người thân, gia đình và những vấn đề xung quanh công việc của nhân viên. Họ tạo ra trường mẫu giáo cho con cái của nhân viên, thưởng những chuyến du lịch gia đình, họ đến thăm nhà của nhân viên, tặng nhà tặng xe cho nhân viên của họ. Vì họ biết, nhân viên sẽ hay cộng sự sẽ không thể tập trung làm việc, cống hiến cho công ty khi trong lòng họ còn nhiều mối bận tâm lớn khác.

Tôi chưa đến giai đoạn trở thành chủ doanh nghiệp nên chưa thể luận bàn ở tầm vĩ mô, chỉ bàn ở vị trí từ một người nhân viên nhỏ bé trong những Tập đoàn Tài chính thật to. Tôi đồng ý với những nội dung trên, ở những Tập đoàn lớn, họ có đầy đủ ban bệ, chính sách lương, thưởng, phúc lợi… được quy định cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì thế giúp người lao động yên tâm làm việc và cống hiến, không nơm nớp khi nào thì mình bị sử dụng triệt để, hết giá trị lợi dụng thì cho “lên đường”. Bản thân tôi tính đến lúc này có 7.5 năm làm trong các Tập đoàn Tài chính lớn và nửa năm làm ở một công ty Tư nhân Việt Nam. Chính vì thế tôi phần nào có trải nghiệm thực tế sống động về phong cách quản lý nhân viên và sử dụng người lao động ở hai dạng công ty này. Hẹn các bạn một dịp gần nhất để chia sẻ chi tiết thêm nhé.

Ở khuôn khổ bài viết này, tôi mong muốn truyền chút cảm hứng cho các bạn những người trẻ với những ước mơ rộng lớn bằng câu chuyện thực về sự nỗ lực của chính bản thân mình và những quả ngọt đầu tiên trên hành trình tôi thực hiện ước mơ và chạm tay vào hạnh phúc của cuộc đời mình. Mong rằng khi đọc bài viết này, bạn cảm giác được sự dễ chịu lan toả trong tâm hồn, có thêm nghị lực ngồi vào bàn để học và làm việc.

08/07/2020 2 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail

About Me

About Me

My Dương – Marketer, Trainer and Writer

Với niềm yêu thích bộc lộ suy nghĩ, chia sẻ kiến thức qua từng câu chữ được viết xuống, mình lập blog này để nhắc nhở bản thân chăm chỉ viết, truyền tải thông điệp tích cực và truyền cảm hứng cho những người luôn người nỗ lực để trở nên ưu tú hơn mỗi ngày.

Recent Posts

  • The Value of Little Things: A Team Building Reflection

    20/08/2024
  • FUNdamentals – Những điều bé nhỏ quý giá

    19/08/2024
  • Con đường sự nghiệp chân ái 

    09/03/2024
  • Phát triển Sự nghiệp song song

    03/03/2024
  • Con số năm cá nhân từ 6-9, có gì hot?

    25/02/2024

Về tác giả

banner
My Dương – Marketer, Trainer and Writer

Một cô gái luôn nỗ lực để bản thân trở nên ưu tú hơn mỗi ngày. Mong muốn sống cuộc đời tự tại như một cánh chim trời.

Xem nhiều

  • 1

    6 chìa khoá vàng đánh giá thông tin và chất lượng nguồn thông tin

    08/07/2020
  • 2

    5 bước soạn Thông cáo Báo chí

    08/07/2020
  • 3

    Ước mơ quan trọng thế nào với người trẻ?

    08/07/2020

Đăng ký

  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • Email

COPYRIGHT © MY DUONG

The Gentlewoman Writer
  • Trang chủ
  • Về tôi – The Gentlewoman Writer
    • BUY ME A TEA
    • Tư vấn 1:1
  • Viết
    • Viết chuyên môn
    • Viết kết nối
    • Viết Kinh doanh
    • Viết phát triển
    • Viết sách
  • Khoá học
    • Đôi nét về Giảng viên
  • Trang Tài nguyên
  • Youtube
  • Podcast