The Gentlewoman Writer
  • Trang chủ
  • Về tôi – The Gentlewoman Writer
    • BUY ME A TEA
    • Tư vấn 1:1
  • Viết
    • Viết chuyên môn
    • Viết kết nối
    • Viết Kinh doanh
    • Viết phát triển
    • Viết sách
  • Khoá học
    • Đôi nét về Giảng viên
  • Trang Tài nguyên
  • Youtube
  • Podcast
0
Author

Dương My

Dương My

người làm marketing đang đóng góp tích cực về doanh số bán cho doanh nghiệp
Viết chuyên môn

Marketers tại Agency và Client – Có thể làm gì tốt cho Doanh nghiệp?

by Dương My 08/07/2020

Với kinh nghiệm công việc đã trải qua ở cả Client và Agency, tôi xin chia sẻ vài mẫu chuyện nghề. Hy vọng các bạn trẻ tìm thấy điểm thú vị khi làm Marketing dù là ở Agency và Client. 

Sau quá trình làm việc trong ngành marketing, tôi quan sát thấy đang có sự dịch chuyển nhân lực từ Agency sang Client. Điều này trái ngược hoàn toàn so với khoảng thời gian 2016 đến 2019: thời kỳ hoàng kim của Agency. Tôi còn nhớ ngày đầu khi vào Leo Burnett, tôi cảm giác được sự trẻ trung, năng động và sáng tạo toát ra từ các đồng nghiệp và môi trường làm việc, phong cách làm việc đội nhóm chuyên nghiệp và hiệu suất trong quản lý dự án. Khi ấy, ứng viên gia nhập vào Agency thường choáng ngợp bởi độ hào nhoáng, lộng lẫy của giới Agency. Có thể nói, trở thành thực tập sinh, thành nhân viên của các Agencies, đặc biệt ở các Agencies có tên tuổi là cả một ước mơ, là niềm tự hào của các bạn trẻ. Nhưng sau này, khi tôi trở thành Client, quay lại làm việc với Agency ở cương vị đối tác, tôi không còn thấy được nguồn năng lượng đó nữa. 

Dùng tiền làm marketing là đầu tư hay chi phí?

Dùng tiền làm Marketing là khoản đầu tư chính đáng và mang ý nghĩa lâu dài.
Dùng tiền làm Marketing là khoản đầu tư chính đáng và mang ý nghĩa lâu dài.

2017 khi tôi chính thức bước chân vào lĩnh vực marketing, tôi đã luôn nghĩ mãi về một điều: “Doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch marketing là đang dùng tiền để đầu tư hay là đang tiêu tiền”. Thông thường ta thấy, mỗi dự án marketing trước khi bắt đầu luôn phải xác định rõ Mục tiêu (Objective), đây là kim chỉ nam của mỗi chiến dịch. Có Objective thì cũng sẽ có KPI (Key Performance Index – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc).

Thông thường, trong các buổi thuyết trình đề xuất giải pháp cho các dự án, đến phần KPI, Agency sẽ không hứa hẹn các chỉ số về tăng doanh thu. Tuy nhiên, Client không vì thế mà “bó tay chịu thua”, họ rất khôn ngoan. Bằng cách này hay cách khác, họ sẽ khiến cho mỗi đồng bỏ ra đều có hơn một (hoặc một số) đồng quay về. Client sẽ có cách để quy đổi từ những KPI trừu tượng mà Agency thường đề xuất trở thành những con số hữu hình và áp cho mỗi chiến dịch. Cách làm này giúp Client hạn chế được những rủi ro không thu hồi được vốn và có cách sử dụng đồng tiền hiệu quả. 

Sau này, khi tôi phụ trách mảng Marketing & Communications (gọi tắt là MarCom) của bộ phận Tăng hiệu quả và năng suất của đội nhóm kinh doanh, tôi trải nghiệm rõ rằng làm marketing phải tạo ra được “quality lead” – tệp khách hàng tiềm năng chất lượng để khai thác và tăng doanh thu.

Như vậy, sau năm năm thực chiến trong lĩnh vực này, tôi đã có câu trả lời cho mình rất rõ ràng rằng: Dùng tiền làm Marketing là khoản đầu tư chính đáng và mang ý nghĩa lâu dài.

Chú Quậy

Làm Marketing thực chất là làm gì?

Tôi may mắn có cơ duyên được dự thính các khoá học tại AIM, trong đó rất ấn tượng với lớp Digital Performance Management do anh Tăng Gia Hải Lam – Director giảng dạy. Anh có đề cập về một định nghĩa Marketing cực kỳ dễ nhớ: “Làm Marketing là làm gì cũng được, miễn sao chúng ta chiếm được cái chợ (Market) mà ta nhắm đến”. 

Cách định nghĩa này tuy bình dân học vụ nhưng lại là nguyên lý quan trọng mà người làm Marketing (Marketer) cần bám vào để không lạc hướng.

Khi đứng trước những thách thức được đặt ra từ các chiến dịch, người làm Marketing cần hiểu rằng: bạn dùng kĩ thuật gì cũng được, kênh truyền thông nào cũng được; bạn có thể quảng cáo qua TV, báo đài, hay dùng các phương tiện truyền thông số (Social platform) đều được. Điều quan trọng phải quay về mục tiêu duy nhất là Mở rộng thị phần (Market share) và chiếm lĩnh thị trường. 

Công việc hằng ngày cho tôi cơ hội làm trực tiếp với lực lượng kinh doanh chủ chốt của công ty, mối quan tâm của họ luôn là “số”, là làm sao để tăng doanh số hằng tuần, hằng quý và hằng năm. 

Bộ phận Marketing hay cá nhân tôi làm được gì cho họ? Cùng một đề bài là hỗ trợ Sale nhưng tuỳ từng thời điểm, tuỳ từng giai đoạn, bộ phận Marketing sẽ có những kế hoạch và hoạt động cụ thể để giải được đề bài ấy:

Trong các Tập đoàn đa quốc gia thường có hệ thống các phòng ban đa dạng, phức tạp, chỉ riêng bộ phận Marketing thì cũng được chia thành nhiều nhánh. Nếu như đội ngũ Marketing Corporate đảm nhiệm vạch chiến lược để tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand awareness); phát triển sản phẩm đa dạng để cạnh tranh với đối thủ và làm mới hình ảnh thương hiệu (Brand image). Thì đội ngũ Marcom như chúng tôi có trách nhiệm tạo quality lead cho đội ngũ kinh doanh. Vậy nhiệm vụ của Marketer là tạo được cơ hội tiếp xúc cho đội ngũ sale và khách hàng có môi trường để tương tác, thông qua đó từng bước bán được hàng và mở rộng thị phần.

Ví dụ ở giai đoạn này, công ty tôi triển khai thực hiện chiến dịch Digital Transformation – nôm na là số hoá mọi hoạt động kinh doanh:

  • Đối tượng (target audience – TA) của chiến dịch gồm nhóm trực tiếp là lực lượng kinh doanh nội bộ, gián tiếp là nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện hữu. 
  • Mục tiêu của chúng tôi là tăng doanh số cho đội ngũ kinh doanh thông qua các nền tảng số

Ở tư cách Client, chúng tôi sẽ trao đổi với Agency để cùng tìm ra giải pháp tối ưu: Agency đảm nhiệm vai trò quan trọng trong phát thảo kế hoạch tổng, kế hoạch chi tiết, nội dung sáng tạo (creative plan), kế hoạch truyền thông số (digital plan) và kế hoạch thực thi (execution plan). 

Vậy câu hỏi là làm sao để Client vẫn có thể cam kết chỉ tiêu trong khi Agency không cam kết về chỉ tiêu doanh số? 

Ngày tôi còn làm ở Agency, các bạn account thường truyền nhau như thế này “Client có ít tiền mà đòi cái này đòi cái kia”, “làm không nhiêu tiền mà đòi cam kết KPI, cam kết doanh số”. 

Ở một diễn biến khác, Client thì chê “Agency này không hiểu vấn đề mà Client đang gặp phải”, “vẽ vời tiêu tốn tiền mà không mang lại hiệu quả”. Vậy Client đúng hay Agency đúng? 

Agency và Client phải thấu hiểu lẫn nhau để hoạch địch chiến lược lâu dài.
Agency và Client phải thấu hiểu lẫn nhau để hoạch địch chiến lược lâu dài.

Để trả lời hai câu hỏi trên, tôi đưa ra trường hợp tại nơi tôi đang làm việc. 

Ở giai đoạn lập kế hoạch: chúng tôi phải sử dụng rất nhiều báo cáo từ đội ngũ kinh doanh, phòng Nghiên cứu Thị trường và Quản trị Rủi ro rồi tổng hợp, phân tích để có thể thuyết phục được các Quản lý Cấp cao duyệt chi ra những khoản tiền vài tỷ thậm chí đến chục tỷ để làm chiến dịch

Có thể thấy, để có được ngân sách thực hiện các chiến dịch Marketing không phải là điều đơn giản. Vậy nếu những gì đội ngũ Marketing của công ty nhận được chỉ là bảng kế hoạch đề xuất từ Agency với những hứa hẹn hoa mỹ như: tăng Brand awareness, tăng chỉ số tương tác (Engagement) hoặc chi tiết hơn một chút là đưa ra các chỉ số like – share – view. Liệu có đủ căn cứ để các Sếp duyệt chi cho chúng tôi con số tiền tỷ hay không?

Ở giai đoạn cam kết kết quả: chúng tôi phải quy đổi các chỉ số truyền thông trừu tượng thành các con số trực quan, sinh động và có sức thuyết phục, bằng các công thức trong báo cáo. Từ đó chuyển đổi thành doanh số tương ứng để đội ngũ kinh doanh có thể thực hiện, và đối chiếu ngược lại dựa trên ngân sách Marketing được duyệt.

Vai trò của Client đối với Agency là đưa ra đúng đề bài, nêu ra được khó khăn và thách thức đang gặp phải; còn Agency có nhiệm vụ đưa ra lời giải phù hợp và hiệu quả để giải quyết các vấn đề của Client. Vậy việc thấu hiểu đối phương và phối hợp nhịp nhàng giữa Client – Agency là điều kiện tất yếu để quyết định chiến dịch đó thành công hay thất bại.

Chú Quậy

Nếu các bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây thì tôi hy vọng các bạn dù đang làm ở Agency hay Client cũng nên hình thành tư duy “Marketing giỏi phải kiếm được tiền” – đây cũng là tiêu đề cuốn sách bán chạy của tác giả Fergio Zyman. Một khi có cho mình tư duy này, những marketers như chúng ta hẳn sẽ đề xuất và thực thi được những chiến dịch thực tế và phát huy hiệu quả hơn.

Tác giả bài viết: Chú Quậy – Marketer, Trainer and Writer

Xem một số bài viết khác cùng series Expert tại đây.

08/07/2020 0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
marketing thật chất là làm gì
Viết chuyên môn

Marketing – Không phải là điều bí ẩn

by Dương My 08/07/2020

Trong bài này, tôi muốn dùng nỗ lực của mình để truyền tải đến các bạn đọc về những nguyên tắc của kinh doanh thực tiễn. Bạn sẽ tự hỏi thực tiễn kinh doanh có liên quan gì đến Marketing? Những nguyên tắc này không phải do tôi tự nghĩ ra, mà đã được các bậc thầy Marketers kiểm chứng qua các thương hiệu nổi tiếng như Coca-Cola, Sprite. Tôi chỉ là một học trò muốn truyền lửa cho các bạn Marketers tại Việt Nam cũng như khẳng định một điều: Marketing – Không phải là điều bí ẩn. Cám ơn quyển sách của Sergio Zyman – Marketing giỏi phải kiếm được tiền đã truyền lửa, nhờ đó tôi có thể định hướng đúng cho mỗi chiến dịch của mình.

Như đã đề cập ở bài trước Marketers – chúng ta có thể làm gì tốt cho doanh nghiệp về khái niệm “Marketing giỏi phải kiếm được tiền”. Ở bài này tôi chia sẻ đến bạn đọc cái nhìn rõ nét hơn về “kiếm được tiền” là như thế nào?

Marketing – Không phải là điều bí ẩn, mà là trái tim của doanh nghiệp

Marketing giúp xác định bạn là ai, bạn làm gì, tại sao bạn làm điều đó, và bạn làm nó cho ai. Sẽ không bao giờ đủ khi client chỉ đi đến và thuê agency thực hiện một dự án. Vậy nên với tôi, Marketing là trách nhiệm chung của client và agency trên mỗi dự án. Thực tế ai là Marketer? – client hay agency? – đã thực thi một dự án thì mọi người phải là một phần của nó. Và để đảm bảo tất cả đồng lòng thì các thành viên cần phải hiểu công việc bán hàng, định vị hàng hoá và đảm bảo rằng khách hàng sẽ mua hàng. Đó là trách nhiệm của marketers bởi vì marketing bao hàm rất nhiều điều – từ định vị thương hiệu cho đến cách bán sản phẩm và cách người tiêu dùng được phục vụ.

Bạn hãy nhớ rằng, cốt lõi của Marketing là xác định được chiến lược đi lâu dài, là trái tim của bất kỳ doanh nghiệp nào đang trong tiến trình khẳng định thương hiệu và trở nên bứt phá trong mọi hoạt động kinh doanh.

Chú Quậy
Marketers dừng để lỡ thời thanh xuân khi làm Marketing.
Marketing là cậu thanh niên khoẻ mạnh, là cô gái đôi mươi tươi trẻ. Marketers dừng để lỡ thời thanh xuân khi làm Marketing.

Ngày trước khi tôi còn làm ở Leo Burnett, mọi người hay tranh cãi về việc Marketing là tất cả những điều kể trên hay liệu nó không khác gì ngoài một quảng cáo đẹp đẽ mà nhãn hàng đặt lên trên mạng xã hội (Digital Platform), hay là những bảng điện tử nhiều màu sắc xuất hiện trên đường phố (OOH: Out of Home). Khi tôi về làm cho client side, đồng nghiệp hỏi tôi liệu Marketing có phải là tạo ra một hình ảnh trong tâm trí khách hàng hay không?!

Dĩ nhiên là nó phải tạo ra một hình ảnh thương hiệu đáng nhớ. Từ góc nhìn một người làm marketing, tôi thấy các suy nghĩ này đều đúng. 

Nhưng khi đứng ở khía cạnh người kinh doanh thì tôi buộc phải có thêm một câu hỏi: “Sau khi bạn làm hết những thứ kể trên thì bạn đạt được gì?”. Có phải bạn chỉ mang đến cho người tiêu dùng những hình ảnh bắt mắt, những câu khẩu hiệu (tagline) thuận tai dễ nhớ, hay người làm marketing sẽ kích hoạt nó để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng, và ngày càng mua nhiều hơn, ở giá cao hơn và doanh nghiệp của bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn?

Các Marketers không có quyền nghĩ rằng hoạt động marketing tốt trong quá khứ hoặc có nhiều khách hàng mua sản phẩm ngày hôm qua là kết quả kinh doanh ngày hôm nay, ngày mai, ngày kia của doanh nghiệp luôn ổn. Việc tăng thêm các chiến dịch quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông không phải là câu trả lời. Các bạn bắt buộc phải tìm cách bán sản phẩm của mình, quá trình này lặp đi lặp lại liên tục. Và tất cả những gì bạn cần làm trong các chiến dịch marketing là để kết nối với khách hàng. Như tôi đã đề cập ở phần trước, “Làm Marketing là làm gì cũng được, miễn sao chúng ta chiếm được cái chợ (Market) mà ta nhắm đến” – anh Tăng Gia Hải Lam. 

Điển hình tại thị trường Việt Nam, từ năm 2016 – 2019, mọi người sẽ thấy Samsung đầu tư rất nhiều cho quảng cáo dành cho đủ các nhóm đối tượng. Nhưng họ chỉ thành công ở thị phần tầm trung hoặc giá rẻ, trong khi Apple không mất một đồng chi phí quảng cáo nào vẫn có một lượng khách hàng trung thành.

Dựa vào những trải nghiệm của chính mình và những người bạn đồng hành trong các chiến dịch Marketing, tôi luôn chỉ ra rằng các thương hiệu và sản phẩm được tồn tại là bởi vì người tiêu dùng cho phép nó tồn tại. Nhất là trong làn sóng dài tập không hồi kết “Cô Vy giá đáo” thì tôi càng thấy nhu cầu tái thiết lập sự gắn kết với khách hàng trở nên lớn hơn. Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên chuyển đổi. Thị trường tự do nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Điều này khiến các marketers quay về bài học căn bản khi làm marketing là phải lấy nhu cầu của người tiêu dùng để làm kim chỉ nam.

Trong giai đoạn loạn lạc như bây giờ, người tiêu dùng đang có nhu cầu gì, làm sao các marketers có thể giải quyết các nhu cầu đó của người tiêu dùng. Làm việc tại bộ phận Truyền thông và tăng năng suất đội ngũ kinh doanh, tôi khám phá ra nhu cầu của một nhóm nhỏ đối tượng muốn kiếm tiền. Nhưng là ở cương vị một doanh nghiệp, một công ty bảo hiểm thì làm cách nào có thể giúp họ kiếm tiền?! Rất may công ty tôi có sản phẩm vừa giúp người tiêu dùng đầu tư vừa đảm bảo tính bảo vệ, việc của tôi là trao đi, tạo sự kết nối giữa khách hàng và đội ngũ kinh doanh, giúp người tiêu dùng có thể đầu tư hoặc có thể tham gia đội ngũ kinh doanh của công ty tôi. Họ đang áp dụng mô hình Marketing đa tầng, hay Marketing theo mạng lưới (MLM – Mutil-Level-Marketing) vào hoạt động kinh doanh – tôi sẽ trình bày khái niệm này ở bài khác để bạn đọc không hiểu lầm tôi đang làm cho một công ty đa cấp.

Vậy người làm Marketers làm được gì cho trái tim ấy?

Thành công của một người làm marketing là xác lập được sự gắn kết với người tiêu dùng có nghĩa là bạn phải đi đến chỗ họ sống, giải thích tại sao họ nên mua sản phẩm mà họ chuẩn bị mua, của nhãn hàng của bạn mà không phải của đối thủ. Điều này áp dụng cho tất cả các marketers làm ở tất cả các lĩnh vực trong tất cả thị trường, ở tất cả phân khúc và bằng tất cả ngôn ngữ. Thương hiệu giống như một mối quan hệ. Marketing đang thiết lập mối quan hệ đó, và đảm bảo người tiêu dùng hạnh phúc với thương hiệu mà họ chọn. Việc thấu hiểu phân khúc khách hàng của bạn và hiểu rõ khách hàng của bạn làm gì và những điều gì lôi cuốn họ, bạn sẽ gửi thông điệp cần gửi. Khách hàng sẽ tiếp cận bằng sự chủ động và tích cực. Và cuộc hôn nhân của nhãn hàng và người tiêu dùng sẽ mĩ mãn.

Đâu đó ngoài kia trong thế giới của marketing, vẫn còn nhiều người giả vờ như họ là những anh hùng Marvel. Chính những câu nói của họ làm hạ chuẩn mực của những marketers chân chính, đại loại như “Bạn không phải là người làm marketing, cho nên bạn không thể hiểu được”, hay “Dự án này sẽ tốn nhiều tiền, nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ” hay “Tôi tin chiến dịch này sẽ hiệu quả, bạn không thể đánh giá hiệu quả của nó ngay đâu”. Thời đại đó đã qua rồi, làm marketing nếu không mang về doanh số thì làm marketing sẽ vô nghĩa.

Marketing không phải là điều bí ẩn
Marketing không phải là điều bí ẩn

Sự thật Marketing không phải là điều gì huyền bí. Nó thực sự là một môn kinh doanh quy củ, và nó phải được thực hiện dựa theo những công thức kinh doanh nghiêm túc. Nếu Marketer không nhận ra điều đó và nếu họ không chịu thay đổi không chỉ là ở nhận thức mà cả thực tế những gì họ đang làm, thì sau này họ không chỉ bị đào thải khỏi công việc, mà cả công ty họ đang làm việc cũng sẽ thất bại. Và điều đó hẳn sẽ ảnh hướng rất lớn đến uy tín của ngành Marketing trong thị trường.

Tôi yêu Marketing, và hy vọng các bạn cũng vậy. Đừng để chúng ta rơi vào chiếc bẫy của Marketing. Đừng bị lúng túng bởi vẻ hào nhoáng, những giải thưởng, những buổi diễn thuyết, hay là những chuyến du lịch sang trọng. Hãy nhớ làm Marketing là làm tốt công việc bán hàng, và đừng cố gắng che giấu sự thất bại bằng cách dán nhãn “Marketing là phép màu”. Bởi Marketing không phải là điều bí ẩn.

Ngày nay, tại hầu hết công ty, Marketing đang không hiệu quả và do đó bị coi là một hoạt động không cần thiết. Nhiều người sẽ bất đồng quan điểm, nhưng thực tế khi nào ngân sách bị siết chặt, Marketing là một trong những hạng mục đầu tiên bị cắt đi. Với niềm tin và tình yêu, tôi tin rằng Marketing là một môn khoa học, chi tiền cho Marketing là một sự đầu tư và sẽ mang về lợi nhuận.

Tác giả bài viết: Chú Quậy – Marketer, Trainer & Writer.

Liên hệ nếu bạn muốn học hỏi thêm về Marketing và con đường phát triển nghề nghiệp:

#bloggerMyDuong #tgwwriters

-“-“-“-“-“-“-“-“-

Chiếc blog được tạo bởi Blogger My Dương

Web: https://duongmy.com/

IG: https://instagram.com/blogger_tgwwriters

Page: https://www.facebook.com/TheGentlewomanWriter

Pin: https://www.pinterest.com/Blogger_TheGentlewomanWriter/

08/07/2020 0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
đánh giá thông tin và chất lượng nguồn thông tin
Viết chuyên môn

6 chìa khoá vàng đánh giá thông tin và chất lượng nguồn thông tin

by Dương My 08/07/2020

Dù công việc bạn thuộc mảng nào của Marketing, từ viết nội dung hay lập kế hoạch, hẳn không thể thiếu công đoạn tìm kiếm thông tin để đưa vào sử dụng hoặc để làm căn cứ ra quyết định. “Ngày xưa đọc báo để lấy kiến thức, nay phải có kiến thức mới đọc được báo”. Bởi vì ngày nay chúng ta đang ngụp lặn trong lượng thông tin kiến thức khổng lồ. Nếu không đủ tỉnh táo, không đủ năng lực phán đoán và không có tiêu chuẩn làm căn cứ, thì chắc chắn lượng thông tin ấy sẽ nhấn chìm chúng ta.

Bài viết hôm nay sẽ tập trung cung cấp cho bạn 6 tiêu chí có thể xem là chìa khoá giúp bạn tự mình đánh giá và kiểm định chất lượng nguồn thông tin trước khi sử dụng.

1. Tính đúng đắn của thông tin (Accuracy)

Khi tiếp cận bất kì nguồn thông tin nào, việc đầu tiên cần làm là đặt câu hỏi phản biện để chính mình tự tìm cách đối chứng thông tin đó:

  • Các thông tin có thể được kiểm chứng từ những nguồn độc lập đáng tin cậy không?
  • Các kết luận, nhận định có căn cứ trên các báo cáo, dẫn chứng đáng tin cậy không?
  • Đâu là bằng chứng để bạn ủng hộ hay phản đối nội dung bạn vừa tìm thấy?

Phần việc quan trọng để đánh giá tính đúng đắn của thông tin là chúng ta cần xét đến tính thống nhất của thông tin đó: thông tin có rõ ràng, logic không.

Đối với các bạn phụ trách công việc viết nội dung (content writer), khối lượng công việc khá nhiều, đa dạng chủ đề, không phải chủ đề nào người viết cũng đều có kiến thức. Vì thế mà “muốn biết thì hỏi Google” trở thành cứu cánh tuyệt vời của bạn. Đây là thói quen tốt, bởi thể hiện sự chủ động của bạn trong công việc.

Thông thường thì khi có bất cứ câu trả lời nào được trả về, chúng thường nhấp vào những kết quả trên cùng để đọc và lấy thông tin. Tuy nhiên bạn đừng quên là, thứ hạng trên Google được xếp theo quy luật và cách xếp hạng của SEO. Điều này đồng nghĩa với việc, không phải vị trí nằm càng trên cao càng bảo chứng cho độ chính xác của thông tin, các khái niệm này độc lập nhau bạn nhé. Thế thì cùng đến tiêu chuẩn thứ 2 để có thêm căn cứ đánh gía nguồn thông tin.

Người đọc cần tỉnh táo khi chọn lọc thông tin hiển thị trên Google thay vì mặc nhiên tin tưởng những bài viết ở thứ hạng cao

2. Tính thẩm quyền (Authority)

Nguồn thông tin có tính thẩm quyền ở đây không phải liên quan đến Nhà nước hay Chính quyền, hay đơn vị được cấp quyền nào đó. Tính thẩm quyền thể hiện ở chỗ:

  • Người cung cấp thông tin có được năng lực, kiến thức, kinh nghiệm để thông báo thông tin đó
  • Nếu đọc các tài liệu trên internet thì cần xem nhà xuất bản đó có uy tín hay không. Ví dụ tên miền một website rất lạ (nhipsongthanhnien.com) thì rõ là chất lượng nguồn thông tin không đáng tin cậy như các báo có uy tín Tuổi Trẻ, Dân Trí, VNExpress…

Vậy lý do vì sao bạn cần ưu tiên dùng thông tin từ các thương hiệu báo đài vừa kể?

Như có nói ở mục 1, thứ tự trên Google theo chuẩn SEO nên bất kì website nào hiểu và làm theo, thoả các tiêu chí đó đều có thể đứng ở thứ hạng cao. Các nội dung ấy có thể có hoặc không sự kiểm duyệt, bảo chứng từ bất kì ai, bất kì cơ quan nào. Nghĩa là cả tính đúng đắn và tính thẩm quyền đều cần lưu ý.

Ngược lại, những nhà xuất bản lớn đều có quy trình xuất bản, được kiểm duyệt nghiêm ngặt; tư duy khi cung cấp thông tin không đứng ở tư cách cá nhân nên hạn chế tối đa sự phiến diện và chủ quan. Thêm vào đó, các nhà xuất bản này có những tác giả là người có chuyên môn trong lĩnh vực họ phụ trách, họ rất thận trọng, luôn đối chiếu, kiểm chứng trước khi phát hành.

  • Nếu là các bài nghiên cứu khoa học thì được công bố bởi trường Đại học nào? Viện trường nào? Tác giả có bề dày kinh nghiệm ở lĩnh vực liên quan ra sao?

3. Tính cập nhật (Update)

  • Thông tin được công bố khi nào: ngày giờ xuất bản của thông tin đó?
  • Các thông tin này có được cập nhật tính đến thời điểm hiện tại không?

Mục 3 này tương đối dễ hiểu, bởi nội dung đúng và có người kiểm chứng là một chuyện, nhưng nội dung ấy có từ bao giờ và giá trị đến bao giờ là yếu tố then chốt quyết định bạn có nên dùng hay không. Có nhiều thông tin mang tính thời sự thì yếu tố cập nhật cần được đưa lên xem xét trước nhất.

4. Tính khách quan (Objectivity)

Ngày nay, khi môi trường internet quá thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin. Ai cũng có thể lập ra một địa chỉ website, có thể chia sẻ và đưa ý kiến, thậm chí tự xưng là “chuyên gia” và đánh giá mọi thứ. Vậy để cân nhắc xem có nên tin tưởng, lựa chọn đọc thông tin của một ai đó, chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi sau:

  • Tác giả có cởi mở với các quan điểm đối lập hay không?

Điều này thể hiện khá rõ khi một nhóm người nhận xét về một nghệ sỹ nào đó. Nếu họ thích thì sẽ chỉ toàn khen, nhưng nếu đã không thích thì chỉ tập trung toàn chê và chê. Trong trường hợp này thông tin không có tính khách quan vì đã phớt lờ đi mặt còn lại của một vấn đề.

  • Tác giả có cố lái người đọc theo quan điểm của bản thân không?
  • Đây là thông tin có được sau một quá trình trải nghiệm, nghiên cứu hay là quan điểm cá nhân.

Trường hợp này chúng ta thấy rõ nhất ở chia sẻ về các nội dung quảng cáo thuốc giảm cân hoặc một số hãng mỹ phẩm. Họ sẽ có những web, blog không dùng tên thương hiệu, họ chia sẻ rất nhiều case trở nên xinh đẹp lột xác, ốm đi hoặc hết mụn, kèm câu chuyện và hình ảnh vô cùng thuyết phục. Đến cuối cùng nhân vật trong câu chuyện sẽ giới thiệu “mình đã sử dụng sản phẩm abc của công ty xyz nên mới được như vậy”. Trên website này hoàn toàn không dùng tên miền là tên thương hiệu, cũng không giới thiệu gì về thương hiệu, mọi thông tin vô cùng tự nhiên và độc lập… và thế là bạn hoàn toàn tin tưởng.

Sự thật là các thương hiệu này đứng ở ngôi thứ 3 để kể chuyện, có vẻ như rất khách quan nhưng thật chất đang dẫn dắt người đọc theo hướng thương hiệu muốn.

5. Tính liên quan (Relevancy)

  • Các thông tin này có liên quan hay phục vụ cho quá trình nghiên cứu của bạn?
  • Bạn có thể sử dụng các thông tin này như thế nào để phục cho công việc của bản thân?

Hẳn với người viết chúng ta, không ít lần mải mê tìm kiếm thông tin để phục vụ cho ý A ban đầu, ta bị dẫn dắt đến ý B, ý C lúc nào không biết. Tuy nhiên vì thấy nội dung B, C hay, luận điểm đa dạng, minh hoạ dồi dào mà ta bị cuốn theo mà không thực sự ý thức là có hữu ích và hỗ trợ cho ý A ban đầu hay không?! Hiện tượng này rất dễ xảy ra khi viết các bài dài, bài PR trên 1.000 chữ, lúc này trở thành “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Để hạn chế điều này, bạn neo chủ thể chính của mình về công thức 5W + 1H được trình bày chi tiết tại đây, khi có bất kì thông tin dù hay thế nào nhưng không thuộc 5W + 1H thì bạn nên bỏ qua.

6. Tính nguyên bản (Originality)

  • Thông tin có mang tính nguyên bản không, có bị “tam sao thất bản” không?
  • Có phải do tác giả tự nghiên cứu, công bố hay tổng hợp và trích dẫn lại?

Điều này thường xuất hiện trong các bài viết tổng hợp phân tích, hay các bài đưa ra kết luận từ các khảo sát, nghiên cứu được công bố rộng rãi. Tác giả sau có xu hướng tổng hợp bài của các tác giả trước, rồi để làm cho khác biệt sẽ đưa thêm nhận xét quan điểm cá nhân vào. Nếu các tác giả này viết một cách bài bản, kiểm nghiệm thông tin trước khi xuất bản thì không nói. Nhưng nếu ở bất kì một công đoạn nào làm đại khái, qua loa, thì người đọc thông tin cuối cùng như chúng ta có thể đang dùng một phiên bản sai khác khá xa so với phiên bản gốc.

Nhuần nhuyễn trong việc đánh giá thông tin và chất lượng nguồn thông tin sẽ giúp bạn nâng cao năng lực học tập, làm việc và tự nghiên cứu
Nhuần nhuyễn trong việc đánh giá thông tin và chất lượng nguồn thông tin sẽ
giúp bạn nâng cao năng lực học tập, làm việc và tự nghiên cứu

Có thể nói, để hiểu và áp dụng đủ các tiêu chí kể trên không phải đơn giản. Trên thực tế nếu bạn chỉ tiếp cận một thông tin nào đó để giải trí thì không nhất thiết dùng đủ 6 tiêu chí trên. Tuy nhiên nếu bạn muốn nâng cao năng lực học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân… bạn nên luyện tập để có thể sử dụng các tiêu chuẩn trên nhuần nhuyễn.

My Dương

Các bạn có thể dùng các câu hỏi bên dưới để luyện tập:

  • Nhìn vào mốc thời gian cập nhật của bất cứ bài viết nào khi bạn bắt đầu đọc một nội dung nào đó
  • Nhà xuất bản, các hãng thông tấn cung cấp thông tin đó có uy tín không?
  • Thông tin trên bài có thể được kiểm chứng bằng các nguồn độc lập khác không?
  • Các thông tin trong bài có logic, có thống nhất, có khách quan không?

Có một số nguồn thông tin đáng tin cậy, xếp theo thứ tự giảm dần bạn có thể tham khảo:

  • Báo, Tạp chí Khoa học có qua phản biện kín và được công bố, xuất bản bởi các Nhà xuất bản, trường Đại học uy tín, có quy trình xuất bản nghiêm ngặt
  • Sách Giáo khoa, sách tham khảo từ các nhà xuất bản uy tín
  • Các cơ sở dữ liệu uy tín của thế giới, thường công bố các thống kê, phân tích, các tổ chức hoạt động độc lập như: World Bank, IMF…
  • Các Đề tài Khoa học được nghiên cứu có phản biện kín; các luận án Tiến sĩ.
  • Sách từ các nhà xuất bản có uy tín
  • Ý kiến chuyên gia
  • Báo, tạp chí thời sự, internet, blog cá nhân… có tính chất tham khảo tại từng thời điểm

Từ những kiến thức trên, chúng ta cùng ứng dụng để làm sáng tỏ tình huống sau:

Kiểm chứng thông tin trước khi đưa ra quyết định

Bạn đọc được thông tin một khoá học về Modern PR có nội dung rất hay, lời chào mời rất hấp dẫn từ Trung tâm AiM Academy, cũng vừa đúng với mong muốn của bạn đang tìm kiếm một khoá về Quan hệ Công chúng (PR – Public Relations) để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

Bạn lên mạng tìm đọc được một chiếc revew của bạn học viên cũ, tốt nghiệp khoá PR vào tháng 3 năm nay. Nội dung review đại ý như: “Chương trình học hay lắm, thầy cô dạy tốt và nhiệt tình, từng nội dung bài giảng đều có giá trị thực tiễn. Mình học xong thì được giới thiệu cơ hội thực tập và sau đó nhận được công việc luôn”. Người học viên cũ này còn đăng hình ảnh nhận chứng chỉ sau khi hoàn thành khoá học vào tháng 3/2021 ở AiM nữa.

Tuy nhiên, cũng có một nội dung khác trên facebook lại thể hiện sự không hài lòng, đánh giá “Khoá học ở trung tâm đó không tốt”. Vậy nếu bạn là người đang tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đăng kí và nộp tiền vào AiM thì bạn sẽ như thế nào? Chúng ta hãy áp dụng 6 tiêu chí bên trên để ra quyết định nhé.

Khi đứng trước các thông tin trái chiều, có thể ảnh hưởng việc ra quyết định của bản thân, bạn đừng chỉ đọc lướt qua và tin tuyệt đối, bạn cần đào sâu tìm hiểu thông tin chi tiết hơn. Ví dụ trong trường hợp này bạn có thể inbox chủ nhân của cả hai reviews trên để hỏi những điều mình còn thắc mắc. Chúng ta tạm gọi người A hài lòng, người B không hài lòng.

Với trường hợp của người A có vẻ khá rõ ràng, vì có hình ảnh, người thật việc thật. Tiếp đến là trường hợp B, sau khi trao đổi chi tiết hơn, ta có một số thông tin sau:

“Mình nghe bạn mình nói là bạn của bạn ấy từng học vào năm 2015, học khoá Sáng tạo gì gì đó mà thấy không thích phương pháp học đó cho lắm“.

Từ câu trả lời này ta thấy bạn vi phạm một số nguyên tắc về cung cấp thông tin:

  • “nghe nói, bạn của bạn ấy” > Tính thẩm quyền không thoả
  • “năm 2015” > tính đến nay cũng 6 năm trôi qua, Tính cập nhật không có
  • “khoá Sáng tạo” > bạn quan tâm khoá PR mà đúng không, Tính liên quan cũng không
  • “không thích phương pháp” > vậy bạn này đang đưa quan điểm cá nhân chứ không phải nhận xét khách quan trên các tiêu chí đánh giá một khoá học và chất lượng của một trung tâm, Tính khách quan cũng vi phạm.

Có đến 4/6 tiêu chí không thoả như vậy chúng ta không cần cân nhắc nhiều đến luận điểm này.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm cơ sở cho việc chọn lọc thông tin hiệu quả hơn. Kiến thức bài viết có được từ khoá học Critical Thinking của Thinking School.

6 tiêu chí đánh giá thông tin và chất lượng nguồn thông tin
Đón đọc thêm nhiều bài viết từ tác giả My Dương về nhiều mảng chuyên môn đa dạng

Tác giả bài viết:

My Dương – Marketer, Trainer & Writer

08/07/2020 0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
phát hành Thông cáo Báo chí
Viết chuyên môn

Các hình thức phát hành Thông cáo Báo chí

by Dương My 08/07/2020

1. Ý nghĩa của việc phát hành một Thông cáo Báo chí

  • Chính thức đưa ra những thông tin/ quan điểm/ ý kiến của doanh nghiệp về một sự kiện, sự việc, về một vấn đề cụ thể cùng các thông tin liên quan có thể kiểm chứng được.
  • Trong trường hợp khi dư luận có những thông tin không xác đáng đối với doanh nghiệp thì phát hành Thông cáo là cách để phản hồi, bác bỏ những điều sai lệch, cung cấp những thông tin đúng, đưa ra những thông tin đa chiều về một vấn đề.
  • Cơ hội để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, uy tín; đưa thương hiệu đến gần hơn với công chúng và người tiêu dùng.

2. Tổ chức họp báo:

2.1. Tổng quan về họp báo:

Họp báo là hoạt động thực hiện công khai của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, có sự tham dự của phóng viên, báo đài. Thông qua họp báo, đơn vị tổ chức sẽ cung cấp các thông tin, gởi thông điệp, tuyên bố những nội dung có liên quan đến quyền hạn, lợi ích của tổ chức, cá nhân đối với một sự việc cụ thể nào đó.

Đây được xem là một quyền của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có quy định rõ tại Luật Báo chí năm 2016.

2.2 Thủ tục tổ chức họp báo:

Thông thường, khi muốn tổ chức họp báo, cá nhân/ doanh nghiệp chỉ cần gởi “Thông báo họp báo” đến Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trực thuộc khu vực muốn tổ chức họp báo. Bộ phận tiếp nhận sẽ cấp biên nhận ghi rõ giải quyết trong 24h.

Theo quy định, Sở TT&TT có trách nhiệm phản hồi cá nhân, tổ chức nộp đơn trong vòng 24h, nếu sau thời gian đó không nhận được bất kì công văn phản hồi nào thì chủ động tổ chức theo kế hoạch đề ra.

Tổ chức họp báo để phát hành Thông cáo Báo chí
Tổ chức họp có thể xem là một hình thức phát hành Thông cáo Báo chí 
bài bản và chuyên nghiệp nhất.

Một số lưu ý khi tiến hành tổ chức họp báo:

– Nội dung họp báo phải đúng với văn bản phản hồi của Sở TT&TT; trong trường hợp không có văn bản phản hồi thì phải đúng với thông báo do cá nhân, tổ chức nộp trước đó.

– Gởi thư mời cho phóng viên ghi rõ: thời gian, địa điểm, lý do và thành phần tham dự.

– Lựa chọn địa điểm nên chọn ở những khu vực trung tâm tiện di chuyển, vì đa phần các toà soạn báo đều đặt ở khu trung tâm thành phố.

– Địa điểm tổ chức họp báo:

  • Nếu doanh nghiệp không có phòng Hội nghị đủ lớn và chuyên nghiệp thì nên thuê phòng Hội nghị của các khách sạn từ 3* trở lên; trang trọng, ấm cúng.
  • Ánh sáng đầy đủ nhằm phục vụ cho mục đích chụp ảnh.
  • Âm thanh, micro hoạt động tốt phục vụ cho việc tương tác, đặt câu hỏi của phóng viên.
  • Chuẩn bị sẵn giấy, bút, Thông cáo Báo chí in sẵn đặt tại từng chỗ ngồi của phóng viên.
  • Phông sân khấu (backdrop) cần được chuẩn bị chỉn chu, thiết kế đẹp mang logo, thương hiệu của Doanh nghiệp; vị trí đặt sau lưng vị trí Chủ toạ (Ban Giám đốc doanh nghiệp): giúp lên hình chuyên nghiệp.
  • Vị trí ngồi của phóng viên đối diện Chủ toạ, có bàn ghế ngay ngắn, hỗ trợ cho việc tác nghiệp, chụp hình, phỏng vấn.
  • Phóng viên là những người rất bận rộn, thường di chuyển giữa nhiều nơi trong ngày để thu thập, xử lý tin bài. Vậy nên cần đảm bảo bắt đầu sư kiện đúng giờ và tổ chức nhanh, gọn, nên gói gọn trong 1h. Nếu là buổi chiều thì nên kết thúc trước 16h kịp cho Phóng viên xử lý nội dung để bài lên được vào ngày hôm sau.
  • Luôn có khoảng 15 phút cho phần Q&A để Phóng viên đặt câu hỏi cho Chủ toạ.

Thông báo họp báo:

Ví dụ về việc chuẩn bị giấy phép họp báo cho sự kiện: 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2021 – Trung tâm đào tạo thực tế các môn học về ngành Marketing & Communication AiM Academy (AIM Academy) khánh thành chi nhánh 2 tại địa chỉ số 128 đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3, Tp.HCM.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–oOo——-

TP. HCM, ngày 25 tháng 09 năm 2021

THÔNG BÁO HỌP BÁO

Kính gửi:            – Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh

– Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh

1. Người thông báo họp báo:

Trung tâm Đào tạo Truyền thông & Marketing AiM – AiM Academy.

Địa chỉ liên lạc: 146 Bis Nguyễn Văn Thủ, quận 1, TP. HCM.

2. Nội dung họp báo:

Thông tin về việc Trung tâm đào tạo AiM Academy chính thức khai trương văn phòng chi nhánh 2 tại 128 đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3, Tp.HCM.

4. Thời gian, địa điểm họp báo:

Thời gian: 09h ngày 30 tháng 09 năm 2021.

Văn phòng chi nhánh 2 – Trung tâm Đào tạo Truyền thông & Marketing AiM – AiM Academy

Địa chỉ: 128 đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3, Tp.HCM.

5. Tên, chức danh người chủ trì họp báo:

Bà Phạm Thị Diệu Anh – Giám đốc Điều hành Trung tâm Đào tạo Truyền thông & Marketing AiM – AiM Academy.

Chúng tôi cam kết nội dung thông báo trên và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Người thông báo

TM. AiM Academy

3. Phát hành Thông cáo Báo chí qua mail:

Theo chuẩn thông thường, tổ chức, cá nhân sẽ cung cấp Thông cáo Báo chí cho phóng viên ngay tại buổi họp báo. Tuy nhiên, có một số lý do sau giúp cho việc gởi qua mail ngày càng phổ biến:

  • Không phải sự kiện nào cũng được tổ chức họp báo; doanh nghiệp cũng có thể gặp gỡ phóng viên trực tiếp.
  • Hầu như tất cả các đầu báo ở nước ta đều có phiên bản online, hỗ trợ lên tin bài 2 tiếng/1 lần; chính vì thế tốc độ xử lý tin bài được đẩy lên nhanh gấp nhiều lần, nếu không muốn nói là tức thời. Chính vì thế mà khi gởi Thông cáo Báo chí bằng email sẽ thuận tiện cho phóng viên xử lý tin bài nhanh chóng hơn.
  • Và đặc biệt là chi phí “0 đồng”, doanh nghiệp không phải tốn chi phí tổ chức một sự kiện họp báo.

Một số lưu ý khi gởi qua mail cho phóng viên:

– Tiêu đề mail cần rõ ràng, không vượt quá 11 từ, đề cập trực tiếp đến nội dung. 

Ví dụ: <tên doanh nghiệp> -TCBC- <Tên sự kiện>

-Nội dung Thông cáo Báo chí nên được trình bày bằng file word hoặc PDF; cấu trúc đẹp mắt, chuẩn mực. Không copy – paste nội dung trực tiếp lên thân email.

Tham khảo hướng dẫn soạn thảo một Thông cáo Báo chí tại đây

-Các tệp tin cần đính kèm bao gồm:

  • Thông cáo Báo chí, lưu dạng PDF, bản tiếng Anh, tiếng Việt; đặt tên tương ứng.
  • Lưu file word bản tiếng Anh, tiếng Việt; có cùng nội dung với Thông cáo Báo chí nhưng không có logo, thương hiệu công ty, đính kèm mail để phóng viên tiện thao tác, xử lý
  • Kèm 1, 2 hình từ sự kiện hoặc minh hoạ cho sự việc được nói đến.
  • Đặt chú thích cho hình ảnh đính kèm

– Trước khi gởi: gọi điện chào hỏi, nói sơ về sự kiện và mong muốn gởi Thông cáo Báo chí đến phóng viên, nhờ hỗ trợ đi tin.

– Sau khi gởi: nhắn tin hoặc gọi điện thông báo.

4. Đăng trên website tổ chức, doanh nghiệp:

Ngày nay, việc mỗi doanh nghiệp sở hữu một website “chính chủ” gần như là hiển nhiên bởi sự phổ biến và dễ dàng tiếp cận của internet. Website cũng là một kênh thông tin truyền thông bền vững đáng đầu tư, để doanh nghiệp chủ động cập nhật thông tin đến khách hàng, đối tác, những ứng viên tiềm năng… của mình.

Xét trên khía cạnh thông tin liên lạc, website cũng được xem như một tờ báo của doanh nghiệp, chính vì thế khi có bất cứ Thông cáo Báo chí nào được xuất bản, doanh nghiệp đăng lên web công ty là hoàn toàn hợp lý. Việc đăng tải lên web có nhiều ưu điểm, rõ nét nhất chính là dễ truy cập, ai cũng có thể vào xem, bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu không bị giới hạn.

5. Tổng hợp nhiều hình thức:

Trong bối cảnh người dung luôn bị bủa vậy bởi thông tin thì việc kết hợp nhiều hình thức phát hành Thông cáo Báo chí để tối ưu hoá lượt tiếp cận số đông đại chúng là điều dễ hiểu và được đánh giá là tối ưu.

phát hành Thông cáo Báo chí bằng cách tổng hợp nhiều hình thức giúp tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh thông tin để gần hơn với công chúng
Doanh nghiệp phát hành Thông cáo Báo chí bằng cách tổng hợp nhiều hình thức giúp tận dụng
mọi cơ hội, mọi kênh thông tin để gần hơn với công chúng.

Điều này sẽ được minh hoạ rõ nét qua ví dụ sau:

Trung tâm đào tạo thực tế các môn học về ngành Marketing & Communication AiM Academy (AIM Academy) phối hợp cùng Học viện chuyên đào tạo về Truyền thông đa phương tiện bang Arizona, Mỹ, sẽ ra mắt một hệ thống e-learning hỗ trợ học tập tối ưu, tiên tiến bậc nhất hiện nay. Chứng chỉ cấp sau khoá học trên hệ thống có giá trị sử dụng toàn cầu.

AiM Academy có thể phát hành Thông cáo Báo bằng một số cách sau:

  • Họp báo kết hợp Lễ Ký thoả thuận hợp tác, sự kiện tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Gởi Thông cáo Báo chí cho các báo đài có trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng… giúp thông tin đến được các vùng địa lý nước ta, vì học trên hệ thống e-learning nên học viên ở đâu cũng có thể học được.
  • Đăng tải lên website AiM Academy và Học viện đối tác.

Tác giả bài viết:

My Dương – Marketer, Trainer & Writer

08/07/2020 0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
phát triển bản thân, nỗ lực để thành công
Popular PostViết kết nối

Cần một khái niệm về sự thành công cho riêng mình

by Dương My 08/07/2020

Bài viết chia sẻ về quá trình trưởng thành trong suy nghĩ, những đổi thay, cải thiện để hoàn chỉnh bản thân và như mục tiêu của chiếc blog, chính là để trở nên ưu tú hơn mỗi ngày. Nếu bạn thường tự vấn về sự thành công của bản thân, Thì tôi xin nói: “Đã đến lúc cần có một khái niệm về sự thành công cho riêng mình. Tôi sẽ đồng hành cùng bạn!”.

Độ tuổi thành công quan trọng đến thế sao?

Bạn mến, năm nay bạn bao tuổi?

Hồi tưởng lại những mốc thời gian của quá trình trưởng thành, hẳn không ít lần chúng ta hoang mang, vô định.

18 tuổi, nếu là dân tỉnh lên thành phố trọ học sẽ ít nhiều đối mặt với bao đổi thay, nhiều khía cạnh cần thích nghi, biết bao nhiêu áp lực học hành, thi cử, làm thêm, tiền nong.

25 tuổi, áp lực tài chính, hỗ trợ gia đình, hướng đi và nghề nghiệp, liệu đã đúng chưa? Có rơi vào trường hợp học một nghề, làm một nghề mà thực tâm lại thích một nghề khác không? Có thấy bế tắc với những thử thách liên tục ập trên con đường chạm đến mốc trưởng thành không?

30 tuổi, áp lực của sự ổn định, yên bề gia thất, và thậm chí áp lực thành công và có cuộc sống sung túc.

 

Tôi còn nhớ thời sinh viên lăn lộn đầy bụi bặm của mình, cũng làm thêm khắp nơi, cứ kiếm được đồng nào, nghe ở đâu có ai dạy kiến thức, kĩ năng gì hay là chạy tới học ngay. Có lần cũng đến tham gia buổi dạy kiểu như workshop miễn phí bây giờ. Thầy giáo của Đại học Kinh tế chia sẻ về những tiền đề, hoạch định để thành công. Thầy bảo độ tuổi thành công càng ngày càng sớm, ở Việt Nam thì trung bình là 29 – 30 tuổi. Thầy cũng hướng dẫn chúng tôi viết xuống, rõ ràng, chi tiết từng cột mốc 3 năm – 5 năm – 10 năm bạn muốn đạt được gì. Ví dụ cấu trúc kiểu:

Năm 25 tuổi – 30 tuổi – 40 tuổi, tôi có:

  • Sự nghiệp:…
  • Nền tảng học tập:…
  • Tài chính:…
  • Tài sản:…
  • Ước mơ cho bản thân:…
  • Ước mơ cho gia đình:…

Tôi cũng viết hết một trang A4, rõ ràng, chi tiết, hừng hực khí thế và đầy mộng tưởng. Với một đứa hiếu thắng, tôi để mốc thành công của mình là 28 tuổi (phải sớm hơn người khác tôi mới chịu).

Thời gian trôi qua, bản kế hoạch/ ước mơ đó vẫn là niềm cảm hứng, là động lực để tôi nhìn vào phấn đấu. Tấm bản ấy cũng giúp tôi chạm gần hơn với cơ hội công việc đầu tiên ở Tập đoàn Tài chính lớn, dù chưa tốt nghiệp. Thầy dạy các bộ môn PR của tôi cũng đồng thời là Head of Marketing ở công ty ấy nói rằng: “Không phải ai ở độ tuổi của em, thậm chí lớn hơn nữa, có bảng kế hoạch cụ thể như thế cho riêng mình“. Giờ nghĩ lại chắc lúc ấy Thầy đã nghĩ: “con bé này hư cấu quá”, vì tôi toàn viết đạt mốc tiền tỷ trong bản kế hoạch 😉. Nhưng có sao đâu nhỉ, quan trọng là người ta nhìn thấy mình có mong muốn, có quyết tâm và có kế hoạch rõ ràng.

Quay trở lại cột mốc thành công tôi đã viết, 28 tuổi.

Từ năm 18 tuổi viết bản ước mơ đó, tôi đã luôn chăm chỉ với niềm tin lớn lao về sự thành công. Tất nhiên là nỗ lực theo cách của một em sinh viên dưới quê lên Sài Gòn trọ học. Không có anh chị, không người đi trước, không người hướng dẫn, không nền tảng, không định hướng… tất cả đều rất cảm tính, đều rất bản năng.

Trong suốt thời gian đó, tôi đọc được rất nhiều những câu nói về sự thành công, tôi nhớ có một câu làm lòng tôi cứ xốn xang, kích động và đôi khi thấy khủng hoảng: “Thành công đến càng sớm thì càng khiến người ta hân hoan, sự thành công càng thêm lấp lánh“. Vì càng ngày, tôi càng gần với cột mốc 28 tuổi.

Mỗi lần đọc tạp chí Forbes công bố danh sách 30under30 tôi lại thấy lòng đầy khao khát, cũng mặc định xem việc có tên trong danh sách như tiêu chuẩn thành công của người trẻ.

Nhưng rõ là tôi không thành công theo cách hiểu đó, vì: năm 28 tuổi, tôi gác lại sự nghiệp để lên đường sang Ý du học bậc Thạc sỹ cùng với hôn phu của mình, khi đó chúng tôi đã làm lễ ăn hỏi.

Khao khát thành công là điều đặc biệt quan trọng với người trẻ, giúp cổ vũ ta tiến lên mỗi ngày.
Nhưng đừng áp công thức, khái niệm thành công của người khác lên bản thân một cách máy móc và vô cảm.

Định nghĩa lại về khái niệm của sự thành công

Nghĩ lại tôi vẫn thấy may mắn vì tôi “ngộ” ra kịp lúc, biết khái niệm lại cho sự thành công cho chính mình. Tôi đã giảm bớt việc tự chỉ trích, tự dằn vặt bản thân rằng “Tại sao tôi chưa thành công?!“. Lúc trước, tôi định hình thành công ở độ tuổi 28 là: Leo lên nấc thang Trưởng phòng (Manager), là mua được chung cư ở thành phố đưa Mẹ lên sống cùng, là thu nhập bao nhiêu ngàn $ một tháng.

Nhưng rõ là 28 tuổi, tôi (chúng tôi) bỏ lại hết ở Việt Nam, trong người chỉ có vài ngàn Euro để sang Ý du học, chẳng có nhà, chẳng có xe, chỉ có hai cái bụng đầy chữ. Vì sao vậy?

  • Vì lúc đó tôi đã hiểu, việc cấp thiết trước mắt chính là phải thực hiện được ước mơ từ bé của mình: có trải nghiệm du học nước ngoài. Học là việc cả đời nhưng không phải độ tuổi nào cũng có thể đi du học và được cấp học bổng. Tôi lại không muốn bỏ qua ước mơ, tôi không muốn hối hận về sau. Lúc đó, tôi đã học được bài học về mức độ ưu tiên.
  • Vì lúc đó tôi đã hiểu mỗi người đều có time zone riêng cho mình. Có người đi trước chúng ta, cũng có người đi sau chúng ta. Quan trọng là ai cũng đang nỗ lực cho khung thời gian riêng của chính mình. Ví như tử vi của tuổi Tân Mùi những người sinh năm 1991 như tôi, đại đa số sẽ bươn chải vất vả mãi từ năm 18 đến năm 28 tuổi. Chúng tôi được ví như những chú tuấn mã có bộ vuốt chắc khoẻ không ngại phi nước đại, nhưng nghiệt ngã thay ông trời lại trải đầy đinh nhọn trên suốt chặng đường chúng tôi đi. Thế thì nếu may mắn lắm năm 28 tuổi chúng tôi mới hồi sức, dần đi vào ổn định. Ở trong tình cảnh ấy liệu thốt ra hai từ “thành công” có còn thực tế?!
  • Vì tôi đã biết công bằng hơn với bản thân mình. Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi, nhiều người trong chúng ta dễ rơi vào trạng thái nhìn thành công của người khác và quay lại trách móc chính mình. Nhưng rõ là chúng ta không biết được xuất phát điểm của họ và ta có cùng mức hay không? Nền tảng, sự hỗ trợ, sự chuẩn bị, mức độ gia đình đầu tư đến đâu. Ta thường lấy trailer của đời người khác so với behind the senses của đời mình. So sánh không xấu, nhìn thành tựu của người khác để đẩy bản thân nỗ lực tiến lên là điều đáng hoan nghênh. Nhưng tuyệt đối đừng chê bai hay ghét bỏ bản thân mình chỉ vì nhìn thấy người khác thành công.
  • Vì tôi có được định nghĩa lại về khái niệm thành công cho chính mình.

Bài viết về sự thành công nhưng lại chia sẻ về cuốn sách Hành trình về phương Đông thì nghe có vẻ không liên quan. Nhưng thật sự đây là cuốn sách thay đổi nhân sinh quan, đánh một đòn mạnh vào tâm lý của tôi. Cơ duyên tôi đọc được cuốn sách vào giai đoạn chông chênh nhất của mình tính đến lúc này, năm tôi sắp 28 tuổi. Thời điểm đó tôi đã tự vấn bản thân hàng trăm lần rằng “Mình có nên đi du học hay không? Có nên vẫn ở đây cày thật chăm chỉ để nhanh thăng tiến và kiếm tiền mua nhà không? Mình đi rồi thì Mẹ mình thế nào?” vân vân và mây mây… Nhưng kì ngộ thay, càng đọc cuốn sách này, tâm trí tôi càng sáng tỏ, tầm nhìn tôi càng rộng mở, mọi khúc mắc trong lòng cứ nhờ thế mà dần được gỡ bỏ.

Lúc này định nghĩa thành công của tôi không còn gói gọn trong chỉ tiền, chỉ nhà và xe như chuẩn mực chung của xã hội nữa. Mà thành công của tôi nằm ở 8 lĩnh vực trong Bánh xe cuộc đời, bánh xe của tôi càng tròn đầy cân đối bao nhiêu, tôi càng thành công bấy nhiêu:

Sức khoẻ: sức khoẻ thể chất và tinh thần của tôi hoàn toàn tốt, đủ để học, làm, phát triển và tích cực.

Phát triển bản thân: hẳn nhiên rồi, tôi học tập trau dồi mỗi ngày, tôi đi du học cũng bằng học bổng 100% và được tài trợ sinh hoạt phí.

Mối quan hệ: Tôi có gia đình đầy tình yêu thương, có bạn bè xung quanh và những mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp.

Tài chính: Tôi có công việc chính và công việc tạo ra khoản thu nhập thứ hai, và vẫn đang liên tục chuẩn bị cho các công việc tạo ra thêm nhiều dòng thu nhập thụ động khác trong tương lai gần. Tôi cũng có bảo hiểm đủ các loại, có khoản tích luỹ và khoản đầu tư.

Sự nghiệp: Có công việc fulltime đúng chuyên môn, công việc giảng dạy và việc viết trong vai trò Chuyên gia.

Giải trí: Tôi vui với việc đọc sách, học ngôn ngữ, phân tích phim, những sở thích bổ ích và là tiền đề tốt, tạo ra thu nhập trong tương lai.

Chia sẻ/ Cộng đồng: Tôi tích cực tham gia những dự án thiện nguyện cho cộng đồng, dự án chia sẻ/ hướng dẫn sinh viên là cách tôi chọn để đóng góp giá trị, trao đi vô vụ lợi.

Tâm linh: tôi thấy mình may mắn khi có chỉ số SQ – Chỉ số thông minh tâm hồn cao nhất trong 8 chỉ số thông minh của mình. Rõ là nhờ vào năng lực này nhạy bén, tôi sẽ tối thiểu việc sai và sửa, và thậm chí phải trả giá cho việc làm sai.

Nếu trong cuộc sống này có một thứ khó làm nhất thì có thể nói đó là tìm kiếm sự cân bằng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
08/07/2020 1 comment
2 FacebookTwitterPinterestEmail
những người làm Network Marketing chân chính, chuyên nghiệp
Viết Kinh doanh

Chúng ta nên công bằng hơn khi nghe về đa cấp

by Dương My 08/07/2020

Đa cấp: hẳn chúng ta không ai chưa từng nghe đến hai từ này, và nhắc đến đa cấp là lừa đảo. Tuy nhiên đó có phải là sự thật? Nếu đa cấp là lừa đảo thì sao thế giới có biết bao nhiêu Tập đoàn lớn mạnh có chi nhánh khắp các châu lục, hiện diện khắp hàng chục quốc gia hoạt động theo mô hình này. Đứng ở vị trí người đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và tập tành bước vào mô hình kinh doanh này, tôi nghĩ chúng ta cần có cái nhìn công bằng, thiện chí và có hiểu biết hơn về mô hình kinh doanh nhiều tiềm năng này.

ĐA CẤP CHÂN CHÍNH – NETWORK MARKETING

Đa cấp và bán hàng đa cấp là gì?

Đa cấp: là tên gọi của kênh/chiến lược phân phối hàng hóa qua một hệ thống gồm nhiều người tham gia. Phát triển thành viên dưới dạng mô hình nhánh/cành. Mô hình này còn có tên gọi khác như kinh doanh theo mạng, kinh doanh mạng lưới, network marketing, multi level marketing (MLM)

Chính vì vậy, bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng mà ở đó doanh nghiệp sử dụng mạng lưới này để bán ra cùng 1 loại sản phẩm. Người tham gia bán hàng sẽ được hưởng hoa hồng từ kết quả kinh doanh của chính mình và người dưới cấp mình trong mạng lưới.

Đa cấp thực chất là một mô hình kinh doanh được pháp luật thừa nhận. Không phải cứ liên quan đến “đa cấp” là lừa đảo. Khi vào Việt Nam từ những năm 1999 – 2000, mô hình kinh doanh này bị biến tướng thành các công ty đa cấp bất chính. Nhằm lợi dụng lòng tin của người dân để lừa đảo nên mô hình này đang bị hiểu sai và nhận về nhiều ý kiến tiêu cực, sự gay gắt của dư luận.

Theo Bộ Công Thương, bán hàng đa cấp là một ngành được thế giới công nhận. Chính vì thế sau một thời gian dài được kiểm soát, điều chỉnh bởi pháp luật. Đến năm 2020 ngành đa cấp đã dần được định hình, có 22 công ty được pháp luânt Việt Nam công nhận, đang ngày ngày đóng góp tích cực vào bức tranh chung của thị trường sử dụng lao động của nước ta.

Cấu trúc Multilevel Marketing không được vượt quá 7 tầng, công ty Nuskin tôi tìm hiểu đáp ứng tuyệt đối tiêu chí này

Đặc điểm của công ty đa cấp chân chính

  • Có sản phẩm tốt: đảm bảo 2 yếu tố giá cả và giá trị của sản phẩm. Chỉ bán hàng theo đa cấp chứ không huy động vốn đa cấp theo kiểu dịch vụ.
  • Đào tạo nhà phân phối tốt: nhà phân phối và người bán hàng hiểu biết về sản phẩm và kỹ năng tiếp thị.
  • Tập trung vào bán hàng chứ không tập trung vào tuyển dụng: đã gọi là bán hàng thì doanh thu chính là từ hoạt động bán hàng, doanh thu chỉ được sản sinh khi bán được hàng chứ không phải nảy sinh từ việc lôi kéo thêm nhiều người bán hàng.
  • Có những công ty đa cấp quy định người lao động phải từ 21 tuổi trở lên mới tuyển dụng, hạn chế tối đa việc tuyển dụng sinh viên vào hệ thống.
  • Cơ chế hoạt động: Được Nhà nước cấp phép kinh doanh theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Hiện nay, chỉ có 22 công ty đa cấp (đã được niêm yết tại Cục Quản lý Cạnh tranh) được phép hoạt động trên thị trường (1).

(1) Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùngKhông yêu cầu đặt cọc để trở thành nhà phân phối.

Không tích trữ hàng hóa, bán được hàng thì mới nhập hàng, được đổi trả hàng trong vòng 30 ngày.

Sản phẩm được phân phối từ các nhánh/các tầng từ cao xuống thấp: Giả sử, nhà phân phối A bán hàng cho người tiêu dùng B, C. Người tiêu dùng B, C mỗi người lần lượt bán cho người tiêu dùng B1, B2 và C1, C2. Người tiêu dùng B1, B2 và C1, C2 tiếp tục bán cho nhiều người khác nữa… cứ thế hình thành cơ chế kinh doanh dạng kim tự tháp.

Tiền thưởng dựa trên doanh số bán hàng, không dựa trên số lượng nhân viên tuyến dưới được tuyển dụng.

kinh doanh đa cấp chính thống
Những hoạt động, cách thức của một công ty đa cấp chính thống thường có

Tham khảo luật siết chặt với các công ty và hoạt động đa cấp bất chính: báo Tuổi Trẻ

ĐA CẤP BIẾN TƯỚNG

Đặc điểm của đa cấp lừa đảo:

Dấu hiệu nhận biết:

  • Sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo.
  • Chỉ tập trung tuyển dụng, không tập trung vào bán hàng.
  • Yêu cầu người muốn tham gia: đặt cọc, mua 1 lượng hàng hóa cố định ban đầu, trả phí gia nhập mạng lưới.
  • Không cam kết mua lại hàng hóa với mức giá tối thiểu 90% giá đã bán cho nhà phân phối.
  • Nhận lợi ích kinh tế/tiền thưởng từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới.
  • Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: “Không cần làm vẫn có tiền, thu nhập thụ động từ cấp dưới, lợi nhuận khủng, làm giàu cấp tốc chỉ trong thời gian ngắn”…
  • Không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng theo phương thức đa cấp do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cấp.
  • Cơ chế trả thưởng hấp dẫn, tăng trưởng bất thường không phù hợp với tiềm năng và giá trị vốn có của doanh nghiệp.

Mô hình đa cấp lừa đảo: MÔ HÌNH PONZI và MÔ HÌNH PYRAMID

Giống nhau:

  • Thuyết phục đầu tư với mức lãi suất rất cao.
  • Để duy trì hoạt động: cần dòng tiền liên tục từ nhà đầu tư.
  • Sụp đổ khi: dòng tiền đầu tư vào không còn đủ để nuôi hệ thống.
  • Cách hồi sinh: người đứng đầu hệ thống bắt đầu chạy trốn, xây dựng hệ thống khác để lừa đảo.

Khác nhau:

MÔ HÌNH PONZI

  • Phương thức hoạt động: nạn nhân bị ép buộc phải đầu từ vào một thực thể không tồn tại (đó có thể là 1 doanh nghiệp hoặc danh mục đầu tư độc quyền).
  • Phí tham gia: không cần bỏ tiền để vào được hệ thống, chỉ cần giới thiệu được người khác tham gia cùng.
  • Lợi nhuận: tiền đầu tư của nhà đầu tư sau dùng để trả lãi cho chính người giới thiệu và những nhà đầu tư cấp cao hơn, hoặc dùng để thanh toán cho các nhà đầu tư ban đầu nhằm tạo lợi nhuận ảo cho khoản đầu tư. Điều này đã khiến các nhà đầu tư hiểu lầm rằng đây là phần lợi nhuận có được nhờ đầu tư chứng khoán.
  • Tốc độ sụp đổ: chậm và sẽ tiếp tục duy trì nếu có thêm những nhà đầu tư mới.

MÔ HÌNH PYRAMID

  • Phương thức hoạt động: mua sản phẩm để trở thành nhà phân phối (không nhất thiết là sản phẩm chính hãng), mục đích chính cuối cùng là bán được hàng để biến người khác thành nhà phân phối cấp dưới.
  • Phí tham gia: phải trả tiền mua sản phẩm mới tham gia hệ thống được.
  • Lợi nhuận: nhận tiền từ việc lôi kéo thêm người vào hệ thống. Tiền thu được từ người tham gia mới sẽ được dùng để trả tiền thưởng cho người giới thiệu.
  • Sụp đổ mô hình: nhanh hơn so với mô hình Ponzi. Tháp càng cao thì tốc độ sụp đổ càng nhanh. Càng nhiều nhà phân phối cấp dưới thì kim tự tháp càng phát triển, đồng nghĩa với việc lợi nhuận ngày càng nhỏ cho đến không có lợi nhuận, tháp sụp đổ để lại những người ở dưới đáy các khoản lỗ lớn nhất

Với cách thức hoạt động của đa cấp hợp pháp thì người tham gia bán sản phẩm cho những người ngoài mạng lưới (theo giá lẻ) và tuyển mộ người khác vào mạng lưới (theo giá sỉ), còn kinh doanh theo hình “tháp ảo” thì không bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới và điều kiện tham gia là buộc phải mua 1 bộ sản phẩm hoặc nộp một số tiền nhất định.

Với mô hình hình tháp ảo này, lợi nhuận sẽ được tính theo cấp, cấp càng cao, lợi nhuận càng lớn. Những người khởi xướng và phát động hệ thống sẽ nằm ở đỉnh tháp, lợi dụng những thành viên bên dưới ở đáy tháp. Và vì vậy, những người vào sau thường khó có cơ hội bứt phá để vượt lên người trước, dù doanh số bán hàng có cao.

Chiêu thức tâm lý lôi kéo

  • Lợi dụng khao khát thành công, cải thiện cuộc sống: nạn nhân được tiếp xúc với những người khởi nghiệp thành công từ hai bàn tay trắng, nhưng sự thật đằng sau chẳng có thành công nào cả. Thúc đẩy tâm lý tò mò, gây dựng niềm tin “Tôi làm được, và bạn cũng thế”, nhiều sinh viên nhẹ dạ cả tin sẵn sàng đánh đổi để được như họ.
  • Đánh vào lòng tham: việc nhẹ nhưng lương cao, vẽ nên một cuộc sống trong mơ, giàu có ngay khi còn đi học.
  • ”Hội trường là 1 sân khấu lớn”: là nơi các doanh nhân thể hiện đẳng cấp nghệ sĩ; tổ chức các buổi hội thảo trá hình, vỗ tay nồng nhiệt, buổi gặp mặt trao thưởng, team-building kết nối với hàng trăm người tham gia khác, truyền cảm hứng và động lực, thổi hồn vào những câu chuyện cảm động dẫn dắt nhà đầu tư.

Có thể bạn chưa biết: Màu đỏ sẽ là màu sắc chủ đạo của các buổi hội thảo gặp mặt này. Từ background sân khấu, ghế ngồi, thảm trải… tất tần tật sẽ được trang trí bởi sắc đỏ. Bởi lẽ đỏ được coi là màu của sự quyết định, của sự quyết tâm và màu của sự quyết đoán. Sức mạnh mẽ và hiệu ứng tâm lý của sắc đỏ kích thích các nạn nhân dễ dàng hành động vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bản thân mình

  • Các nhà đầu tư tiềm năng tham gia các hội thảo cùng những sự kiện, trò chơi thâu đêm suốt sáng, khẩu hiệu hô hào với tính chất thôi miên cường độ cao như: “Những người có đam mê, những người nhiệt tình, những người chăm chỉ làm việc hết mình sẽ được đền đáp”… Những câu nói này không sai, nên đừng đánh giá thấp giá trị của chúng, chỉ là nó xuất phát từ sai người và sai chỗ.

Người tham gia bắt đầu mất đi sự tỉnh táo thường có, bước đầu tiếp nhận thông tin, dần dần vượt ra qua rào cản của bản thân và từ đó tư duy đám đông được hình thành.

  • Bán giấc mơ đổi đời: xây dựng niềm tin “TÔI THÀNH CÔNG VÌ TÔI Ở LẠI”. Sau khi đã làm quen được với tập thể, người tham gia càng dễ bị sập bẫy hơn bởi lẽ lừa hàng trăm người luôn dễ hơn lừa một cá nhân. Đây chính là biểu hiện rõ ràng nhất của tâm lý đám đông. Lúc này họ sẽ bị xuôi theo dòng nước mặc dù đôi khi muốn chống lại nhưng cả đám đông nói là mua hàng thì họ cũng khó mà ngần ngại để không rút ví.
  • Lúc vỡ lẽ thì không có cách nào rút chân ra, chẳng còn bước nào khác ngoài tiếp tục lấn sâu để gỡ gạc tiền của mình. Vòng xoáy “người trước lừa người sau”, sinh viên vừa là nạn nhân nhưng là phạm nhân đẩy nhiều cá nhân khác đi vào ngõ cụt của lừa đảo tài chính.

Tập trung khai thác nhóm Sinh viên

Những thành viên các công ty đa cấp bất chính thường dùng nhiều cách để thu hút nhóm đối tượng chính là Sinh viên vào tròng, dựa trên những đặc điểm sau:

  • Chơi vơi, chênh vênh khi bước vào đại học: cô đơn giữa môi trường mới nên cần tìm những hội/nhóm để nương tựa, làm quen.
  • Thiếu lý tưởng, mục tiêu sống cụ thể: tương lai mịt mờ, không biết làm gì tiếp theo cho nên làm giàu đơn giản mà nhanh là một cái phao cứu cánh để sinh viên bám vào.
  • Muốn chứng tỏ giá trị bản thân: sinh viên luôn mang nhiều ước mơ và hoài bão chính vì vậy mà những kẻ lừa đảo đã tạo nên “ảo tưởng giả” để lợi dụng khao khát được khẳng định cá nhân. Bởi chỉ có giàu, đầy đủ vật chất ngay từ khi còn trẻ chính là thước đo thành công của phụ huynh, gia đình và xã hội.

 

Qua những phân tích bên trên tôi muốn tạo ra bức tranh hai mảng sáng – tối của mô hình kinh doanh đa cấp để bạn có cái nhìn thực tế, khách quan và công bằng hơn cho mô hình này. Và cũng vì thế, trên blog của mình, khi tôi khai thác về đề tài MLM nghĩa là tôi đang nói về đa cấp chính thống, nói về những con người, những câu chuyện về Network Marketing chân chính bạn nhé.

Với những ưu điểm nổi bật, chúng ta đâu thể biết được, nhỡ đâu đây là phương tiện tài chính ta lựa chọn để hiện thực hoá những ước mơ trong đời ta thì sao?!

08/07/2020 2 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail
ước mơ là điều đẹp đẽ
Popular PostViết kết nối

Ước mơ quan trọng thế nào với người trẻ?

by Dương My 08/07/2020

Một câu chuyện nhỏ về ước mơ 

 

Tôi biết một cô bé gái. Lúc cô bé đâu đó khoảng 5-6 tuổi, gia đình vẫn còn ở nương nhờ nhà Nội, bé rất thích ngắm nhìn lịch treo tường khổ lớn, phân chia làm 12 tháng. Khi lật những tờ lịch treo tường với bao nhiêu là hình ảnh ruộng bậc thang ở Tây Bắc, là Phá Tam Giang, là Tam Cốc – Bích Động, là Tràng An – Bái Đính, là chùa Thiên Mụ… bé đã xuýt xoa không ngớt, cứ giữ những hình ảnh trong tim và tự nhủ trong lòng, chắc chắn mình sẽ đến được tất cả những nơi này, sẽ đi và thưởng ngoạn hết cảnh đẹp của quê hương đất nước.

Lớn lên một chút, khi học những bài học Địa lý về những châu lục trên thế giới, về hai nửa bán cầu Nam và Bắc, bé đã nhớ như in những đặc điểm về khí hậu, về lượng mưa, về thảm thực vật ở mỗi bán cầu; không hiểu sao cô bé cũng yêu mến vô cùng Biển Đỏ, Biển Đen và Biển Địa Trung Hải, cũng luôn tin rằng một ngày nào đó mình sẽ đặt chân đến những nơi này.

Đến khi học cấp 3, cô bé đã có những khái niệm trong đầu về việc đi ra nước ngoài, về việc được du học. Dù thực tình em không rõ phải làm gì cụ thể để hiện thực ước mơ ấy, một ước mơ tương đối vô lý mới một đứa trẻ bước ra từ một nơi nghèo hèn, vùng sâu vùng xa, tham gia bất cứ kì tuyển sinh nào cũng được cộng điểm vùng, tay không tấc sắt. Trong những giấc mơ mang chí tiến thân của mình, cô cũng lờ mờ mong có được một người song hành, lúc nào cũng đi cạnh mình, đứng dưới ngọn đèn cổ kính ở châu Âu, dù không khí có lạnh thế nào đi nữa, cả hai vẫn nở nụ cười hạnh phúc.

Thời gian trôi qua, cô gái lớn dần và ước mơ của con người trẻ trung đó cũng theo đó lớn lên (chứ không hề biến mất) và được hiện thực hoá dần. Cô bé cũng đã đặt chân đến ngang dọc đất nước, và gần như đã đến đủ những cảnh đẹp trong tờ lịch năm xưa. Đã được bước chân ra khỏi biên giới đất nước mình, đến một châu lục mới. Giờ đây, những người cô phải cạnh tranh không phải là Mai, Cúc, Huệ, Đào; Mà là Davide, John, Rose… Đã được ngồi thẫn thờ bên bờ biển Địa Trung Hải cho gió thốc vào từng cơn, lạnh hốc mà vẫn thích mê vì còn mãi ngắm nhìn vẻ đẹp của bờ biển rộng tắp…Và được cùng người mình yêu thương hết lòng đi dạo giữa những con đường lát gạch xen giữa đôi bờ kênh Venice, dưới những ngọn đèn cổ kính châu Âu.

Ừa, đứa trẻ đó là My đó. Nên nếu có ai hỏi, tuổi trẻ quan trọng nhất là gì, ngoài sức khoẻ ra, My tin đó là DÁM ƯỚC MƠ và được tự do mơ ước. Dẫu những giấc mơ ấy nghe qua có phần hư cấu, có phần siêu thực, nhưng hãy cứ mơ và theo đuổi ước mơ ấy, bởi đó chính là tiền đề cho những điều người trẻ sẽ cố gắng nắm lấy và đạt được trong tương lai.

Venice, ngày mưa sấp mặt, lạnh buốt đầu tiên –

người trẻ có ước mơ và nỗ lực hiện thực hoá
Người trẻ hãy có thực nhiều ước mơ và nỗ lực mỗi ngày để thực hiện hoá những điều đẹp đẽ ấy

Tôi đã viết những dòng này vào tháng 10, 2018 để lưu giữ lại cảm xúc của tháng ngày đi học Master ở một đất nước xa xôi. Để đến được đó, tôi đã trải qua một chặng đường cũng lắm chông chênh. Nhưng rất xứng đáng.

Thật tình mà nói, nhờ những trải nghiệm ở châu Âu cùng tấm bằng Master tích luỹ được, tôi tự tin hơn và cũng có thêm nhiều căn cứ để chia sẻ đến những người trẻ. Tôi nỗ lực phấn đấu để mình trở thành một người truyền cảm hứng; chia sẻ và phần nào giúp họ chuẩn bị kĩ càng về mặt Tư duy, sự định hướng và kĩ năng. Những điều mà theo đánh giá của tôi, chính là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn trên hành trình dài về sau.

Giờ đây, tôi đang trên con đường từng bước hiện thực hoá những ước mơ và lý tưởng đã định hình cho mình từ những năm cấp 3. Có rất nhiều định nghĩa về ước mơ, nhưng không có một công thức, quy chuẩn nào cho ước mơ cả.

“Sẽ luôn luôn có những ước mơ hoặc hùng vĩ hơn hoặc khiêm nhường hơn ước mơ của chính bạn, nhưng sẽ không bao giờ có một ước mơ hệt như ước mơ của riêng bạn…vì bạn là duy nhất và kỳ diệu hơn bạn biết.”

Linda Staten đã nói

Trong suy nghĩ của riêng mình, tôi định nghĩa ước mơ chính là ánh mặt trời để chúng ta dõi theo và hướng về, là ánh sáng soi rọi cho chúng ta trong những lúc tuyệt vọng hay những tháng ngày tăm tối nhất. Ngày nào bạn còn ước mơ và khao khát thực hiện nó, ngày đó bạn không để để những thứ hỗn tạp xung quanh nhấn chìm mình.

Sarah Parker

Chia nhóm ước mơ

Sau khi nói với nhau đôi điều về ước mơ của người trẻ là gì và ý nghĩa ra sao, đây chính là tiền đề quan trọng cho việc chúng ta từng bước học tập và định hình ước mơ của chính mình trong xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.

Dựa trên nguyên tắc mức độ tác động, độ rộng và lấy chính mình là trung tâm gây ảnh hưởng tới tất cả mọi sự trong cuộc sống. Tôi chia ước mơ thành bốn cấp độ, không có tốt, xấu, hơn, kém, mà là những vòng ảnh hưởng lớn dần.

1. Ước mơ ổn định an toàn

Thông thường, một người bình thường sẽ đạt được ước mơ này khi học xong một cấp học nào đó (có thể là hết Phổ thông, Cao đẳng, Đại học), kiếm được một công việc nào đó, kết hôn và sinh con. Với họ, cuộc sống với những chuỗi ngày lặp đi lặp lại, không bấp bênh, không thay đổi khiến họ cảm thấy an toàn, họ sẽ chẳng bao giờ muốn thoát ra ngoài vòng an toàn đó.

Những người thuộc nhóm này, tìm kiếm sự ổn định và an toàn về mọi mặt trong đời sống, mọi thứ họ làm đều hướng tới sự ổn đinh, an toàn. Những người nhóm này thường họ sẽ trở thành nhóm công nhân, công chức, viên chức và cố gắng xin được vào biên chế hoặc có hợp đồng chính thức trong một công xưởng, công ty, bộ máy tổ chức nào đó… Với họ một cuộc sống với những điều khiến họ thấy an toàn và ổn định là quá đủ rồi, không cần thêm một điều gì nữa.

Ổn định an toàn là ước mơ của nhiều người, trong đó chủ yếu là những người có tư duy nghèo và những người nghèo.

2. Ước mơ hạnh phúc cho bản thân (Chính mình)

Với ước mơ hạnh phúc thì đích đến của người đó là hạnh phúc. Hạnh phúc là một thứ khó định nghĩa vì mỗi người sẽ đạt được hạnh phúc với những điều kiện khác nhau.

Ước mơ hạnh phúc của người trẻ lớn hơn ước mơ ổn định an toàn rất nhiều vì khi đó một người phải bỏ ra nhiều thời gian, sức khỏe, tinh thần cho những việc có thể giúp người đó đến đích.

Để đạt được hạnh phúc, những người trong nhóm ước mơ này muốn thoát khỏi sự ổn định, nhàm chán, bó buộc về mặt thời gian, tư duy, tài chính, họ hướng đến sự độc lập và tự do về tất cả mọi mặt mà không bị phụ thuộc vào bất kì ai, bất kì tổ chức nào.

3. Ước mơ hạnh phúc cho những người liên quan

Thông thường khi một người đã đạt được ước mơ của mình, họ còn trẻ khỏe và còn khả năng làm được hơn thế nữa họ sẽ không dừng lại để hưởng thụ thành quả một mình. Khi đó họ sẽ đạt ra một mục đích mới, lớn hơn, khó hơn những gì mà mình đã đạt được, họ muốn không chỉ những điều tốt đẹp cho chỉ riêng bản thân họ.

Ước mơ hạnh phúc cho những người liên quan đến mình, lúc đó họ không chỉ nghĩ cho mình, phấn đấu cho mình, hành động và nỗ lực cho chỉ riêng mình mà họ còn hướng đến những người khác nữa, đầu tiên là những người thân trong gia đình họ, cộng sự và những nhóm người họ quan tâm.

Đây là ước mơ của rất nhiều người trẻ, họ là những người sáng lập công ty, những người chủ doanh nghiệp, họ điều hành nhiều người, họ thành công nhờ nhiều người đó và họ biết ơn những người đã góp phần đem đến thành công cho doanh nghiệp của mình, tổ chức của mình. Họ biết ơn, họ đề cao công lao của những người liên quan chính vì thế họ muốn những người liên quan cũng phải thành công, hạnh phúc họ mới thực sự yên lòng, còn không sẽ đau đáu một nỗi bận tâm trong lòng.

Ước mơ hạnh phúc cho người liên quan đến mình không phải là cho những người liên quan thật nhiều tiền, nhiều thứ mà họ mong muốn, mà trong khả năng có thể các ông chủ sẽ đưa ra những chế độ làm việc có lợi cho những người nhận viên của mình, yêu thương, nâng đỡ và thấu hiểu họ nhiều hơn. Họ cố gắng tạo ra môi trường làm việc giúp nhận viên thoải mái nhất những cũng phát huy được hết năng lực của mình. Đôi khi hạnh phúc đến từ những quan tâm nhỏ nhặt những xuất phát từ trái tim chân thành.

Ở trường hợp của mình, tôi chưa có ý định thành lập một doanh nghiệp, cũng chưa có mong muốn trở thành bà chủ. Tuy nhiên, tôi lại nhận thấy ước mơ cấp độ này khá gần gũi với mình. Những đặc điểm của cấp độ này miêu tả chính xác những điều tôi muốn đạt được trong đời, ít nhất là từ đây đến năm 35 tuổi. Trong trí tưởng tượng của mình:

  • Tôi có thể sống cuộc đời mình mong muốn, sải cánh sống đúng nghĩa cuộc đời của một chú đại bàng. Vì sao lại là đại bàng thì hay đọc bài này của tôi nhé.
  • Tôi chuẩn bị những điều tốt đẹp cho những người thân yêu nhất của mình, cả về vật chất lần tinh thần, với mong muốn mang đến hạnh phúc cho họ.
  • Tôi cũng dành thời gian, nghiên cứu và chia sẻ, làm nhiều việc tích cực, phục vụ cho hai nhóm người tôi quan tâm nhất: một là Phụ nữ, hai là Thanh niên, cụ thể là những bạn trẻ muốn hoàn thiện bản thân và đạp gió rẽ sóng tiến lên.
Người trẻ nỗ lực đạt được ước mơ là điều đáng ngưỡng mộ
Với tôi, việc người trẻ có ước mơ và nỗ lực hiện thực hoá nó, chính là điều đáng hoan nghênh và cỗ vũ.

4. Ước mơ hạnh phúc cho những người liên quan đến người liên quan

Có rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường, trong đó có thể chia ra là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Một doanh nghiệp lớn cũng từng xuất phát điểm là một doanh nghiệp nhỏ, vậy tại sao có những doanh nghiệp cứ lớn dần còn những doanh nghiệp thì mãi không lớn hoặc đi vào phá sản? Hẳn nhiên câu trả lời sẽ tuỳ từng trường hợp cụ thể, nhưng có một điều chắc chắn là những doanh nghiệp lớn được điều hành bởi những người xuất sắc và thấu hiểu con người, họ hướng đến tầm nhìn và sứ mệnh tốt đẹp cho con người.

Chính vì những người lãnh đạo tuyệt vời cùng với sứ mệnh vì con người nên tổ chức đó quy tụ được người tài và khiến họ đến và gắn bó với tổ chức lâu dài. Chúng ta hay nghe nói ‘‘nhân tài là nguyên khí quốc gia” vậy ở một tổ chức, nhân tài chính là nguyên khí của tổ chức đó, một mình lãnh đạo không thể làm hết tất cả.

Không chỉ trọng dụng người tài những nhà lãnh đạo này còn tạo ra những người tài, họ tôn trọng sự khác biệt và tạo nên kết quả khác biệt từ đó. Các nhà lãnh đạo này, không chỉ quan tâm, chân trọng nhân viên của họ mà họ còn quan tâm đến cả những người thân, gia đình và những vấn đề xung quanh công việc của nhân viên. Họ tạo ra trường mẫu giáo cho con cái của nhân viên, thưởng những chuyến du lịch gia đình, họ đến thăm nhà của nhân viên, tặng nhà tặng xe cho nhân viên của họ. Vì họ biết, nhân viên sẽ hay cộng sự sẽ không thể tập trung làm việc, cống hiến cho công ty khi trong lòng họ còn nhiều mối bận tâm lớn khác.

Tôi chưa đến giai đoạn trở thành chủ doanh nghiệp nên chưa thể luận bàn ở tầm vĩ mô, chỉ bàn ở vị trí từ một người nhân viên nhỏ bé trong những Tập đoàn Tài chính thật to. Tôi đồng ý với những nội dung trên, ở những Tập đoàn lớn, họ có đầy đủ ban bệ, chính sách lương, thưởng, phúc lợi… được quy định cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì thế giúp người lao động yên tâm làm việc và cống hiến, không nơm nớp khi nào thì mình bị sử dụng triệt để, hết giá trị lợi dụng thì cho “lên đường”. Bản thân tôi tính đến lúc này có 7.5 năm làm trong các Tập đoàn Tài chính lớn và nửa năm làm ở một công ty Tư nhân Việt Nam. Chính vì thế tôi phần nào có trải nghiệm thực tế sống động về phong cách quản lý nhân viên và sử dụng người lao động ở hai dạng công ty này. Hẹn các bạn một dịp gần nhất để chia sẻ chi tiết thêm nhé.

Ở khuôn khổ bài viết này, tôi mong muốn truyền chút cảm hứng cho các bạn những người trẻ với những ước mơ rộng lớn bằng câu chuyện thực về sự nỗ lực của chính bản thân mình và những quả ngọt đầu tiên trên hành trình tôi thực hiện ước mơ và chạm tay vào hạnh phúc của cuộc đời mình. Mong rằng khi đọc bài viết này, bạn cảm giác được sự dễ chịu lan toả trong tâm hồn, có thêm nghị lực ngồi vào bàn để học và làm việc.

08/07/2020 2 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail
kinh doanh online
MMOViết Kinh doanh

3 cách kinh doanh online cập nhật thời đại không thể bỏ qua

by Dương My 08/07/2020

Sau thời gian nghiêm túc nghiên cứu những khoá học, tìm tòi và đọc khắp các sách và diễn đàn, tôi có thể dõng dạc nói với bạn rằng kinh doanh online (MMO) tạo ra cơ hội rộng mở giúp bạn tạo ra dòng thu nhập chất lượng đáng khai thác. Bài viết này sẽ khái quát những cách kinh doanh online MMO phổ biến hiện nay. Và tất nhiên là hợp pháp bạn nhé.

Theo đánh giá của mình, tôi thấy MMO thật sự là cứu cánh cho những bạn sinh viên, hay những người nhân viên văn phòng bởi những lý do sau:

  • Các cơ hội kiếm tiền này cực kì mênh mông rộng lớn, không giới hạn cơ hội, ngành nghề, năng lực chuyên môn. MMO không vận hành theo cách chúng ta đi làm công ở các công ty. Trong công sở, mỗi vị trí chỉ có 1 hoặc 1 vài cơ hội, người này có thì người kia mất.
  • Bạn không cần bỏ ra một khoảng tiền lớn ban đầu để đặt cọc, hay thế chân, hay bị tồn hàng. Vấn đề về vốn đầu tư ban đầu được giảm xuống mức thấp nhất. Vốn liếng lớn nhất và nhiều nhất bạn cần có chính là tri thức, tiếp sau đó là thời gian bỏ ra để nghiên cứu nghiêm túc cho nhánh MMO mà bạn muốn theo đuổi.
  • Đòi hỏi bạn có khả năng và nhuần nhuyễn trong việc sử dụng máy tính, biết cách sử dụng internet, cập nhật kiến thức mới, cách vận hành của các nền tảng online liên tục.
  • MMO và MML hai trong số những xu hướng chính của cách vận động của việc kiếm tiền. Năm 2019 lúc mình học Master ở Ý, có một Giáo sư từ Đại học Washington, USA sang dạy thỉnh giảng môn Digital & Human Cloud, Outsouching. Thầy có chia sẻ về những xu hướng làm việc ngày càng nở rộ trên thế giới: con người có xu hướng làm việc trong những văn phòng nhỏ hơn, với những nhóm nhỏ hơn, không gian mở hơn, và KHÔNG CẦN ĐẾN CÔNG SỞ. Thời điểm ấy học thì tôi cũng gật gù thế chứ cũng không cảm nhận gì nhiều. Đầu năm 2020, như bạn đã biết, chuyện gì đến cũng đến. Bạn thấy đấy, Covid đến mang theo tất cả những dự đoán bên trên của Thầy trở thành hiện thực nhanh chóng.

 

Rõ là nếu bạn biết đến, nhuần nhuyễn và kiếm được tiền (hoặc rất nhiều tiền) từ MMO, bạn sẽ sống rất khoẻ theo dòng chảy chung, xu hướng công việc của thế giới.

MMO trong mắt nhiều người có lẽ vẫn bị gắn mác xấu, bởi có nhiều người lợi dụng cụm từ “kinh doanh online không cần vốn” để thuê người làm các công việc part-time online với đồng lương rẻ mạt hoặc quỵt tiền, họ đang bóp méo khái niệm.

 

MMO không phải như vậy các bạn ạ. Đây thực sự là một ngành kinh doanh, chỉ khác là thay vì kinh doanh kiểu truyền thông thì hữu hình bạn thấy mọi thứ sừng sững trước mắt. Còn kinh doanh online thì mọi hoạt động đều chuyển lên môi trường internet, mà cuộc sống thường nhật bận rộn khiến bạn không để ý đến sự tồn tại của lĩnh vực này.

Đã nhắc đến kinh doanh thì chắc chắn đòi hỏi tri thức, trí tuệ, kinh nghiệm và cập nhật, điều chỉnh liên tục. Chi tiết của những điều này thể hiện ra sao trong từng nhánh MMO thì mình sẽ chia sẻ trong từng bài liên quan, với các tình huống thực tế nhé.

My Dương.

MMO là từ viết tắt của Make Money Online, nghĩa là kiếm tiền online hoặc kinh doanh online. Công việc này cần dựa vào chiếc máy tính hoặc một chiếc điện thoại thông minh (mà chủ yếu là máy tính) có kết nối Internet để sử dụng với mục đích chính là kiếm tiền. 

Sau đây mình liệt kê một số loại hình công việc thuộc MMO mà mình đã có cơ hội trải nghiệm và đang theo đuổi.

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết): 

Hình thức hưởng hoa hồng theo mô hình kinh doanh cộng tác viên bằng việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Khi khách hàng nhấp vào link, điền thông tin và form đặt hàng hay mua hàng, bạn đều nhận được một khoản hoa hồng tương ứng

Để dễ hiểu bạn hình dung, bạn thấy những người môi giới đất đứng giữa nhận hoa hồng khi một thương vụ thành công. Affiliate Marketing cũng vận hành theo cách tương tự, khi xây dựng được nền tảng và có lượng người đọc, bạn có thể kiếm tiền đều đặn từ công việc này.

Ưu điểm: 

  • Bạn chủ động công việc mọi lúc mọi như, miễn có thiết bị di động và mạng internet.
  • Cách kiếm tiền với chi phí cực thấp, với một số chương trình yêu cầu bạn phải có website mới làm được thì bạn tốn tiền làm web: gồm host và domain. Cũng có những chương trình chấp nhận bạn quảng bá trên mạng xã hội thì không cần chi phí bỏ ra ban đầu.
  • Tạo nhiều nguồn thu nhập thụ động: khi đã có nền tảng tốt (ví dụ như website có lượng người đọc cao), bạn sẽ tham gia chương trình tiếp thị liên kết của nhiều dự án, nhiều công ty, làm cho nhiều nhãn hàng. Vì thế bạn cũng có nhiều dòng thu nhập chảy về tài khoản.

 

Khuyết điểm: 

 

  • Việc set-up trang web giai đoạn đầu có thể chật vật
  • Cần cẩn trọng và tỉnh táo khi chọn các chương trình để cộng tác làm Affiliate MKT, có những chương trình tự phát, không được đăng kí và đóng thuế. Vậy thì khi bạn “chạy” tiếp thị liên kết cho họ nghĩa là bạn đang kiếm tiền trốn thuế, nếu số tiền bạn thu được trên 2 triệu đồng có nguy có bị “sờ gáy” và truy tố.
  • Cạnh tranh cao: tính chất công việc không phải quá khó, điều kiện làm việc linh hoạt ai cũng thích, vì thế mà nhiều người nhảy vào làm.
  • Thu nhập không ổn định, khi cao khi thấp vì phụ thuộc vào lượng đơn hàng bán ra có liên kết với kink của bạn.
Affiliate Marketing – một hình thức MMO mà người mới nào cũng nên trải nghiệm

Bán sản phẩm digital – Loại hình kinh doanh online hàng đầu:

Sản phẩm digital ở đây có thể hiểu là các sản phẩm online trên website/blog như khóa học online, Ebook hướng dẫn, mẫu văn bản, các loại template, guidebook, preset chỉnh ảnh…

Ưu điểm: 

  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp, bạn không lo chôn vốn hay tồn kho
  • Lợi nhuận cực kì cao (tính trên công thức LN = DT – CP): vì không tốn chi phí đầu vào nên doanh thu chính là lợi nhuận.
  • Dễ dàng tự động hoá cả quy trình, đơn hàng được giao tới tay người mua ngay lập tức mà bạn không cần phải giám sát theo dõi từng bước.
  • Sản phẩm đa dạng: bạn có thể ngồi nhà, với những thiết bị cơ bản để tạo ra hàng loạt sản phẩm
  • E-learning chính là tương lai với con số dự đoán ngành công nghiệp này sẽ đạt được 331 tỷ $ vào năm 2025

 

Những lưu ý:

  • Bạn phải cạnh tranh với rất nhiều nội dung miễn phí trên mạng: trên môi trường internet khắp nơi đều là nội dung miễn phí chính vì thế để bán được sản phẩm digital, bạn cần: Suy nghĩ về thị trường ngách và mô tả sản phẩm của bạn, cung cấp giá trị nâng cao mà ngoài kia không có hoặc rất hiếm. Và xây dựng thương hiệu cá nhân để có lợi thế cạnh tranh
  • Vấn đề bản quyền: bạn nên lưu tâm và chuẩn bị kĩ lưỡng, giảm thiểu các rủi ro này bằng cách sử dụng các công cụ phù hợp.
  • Khi quyết định tạo ra những sản phẩm cho riêng mình, bạn cần tìm hiểu kĩ về chính sách thuế và những quy định liên quan, đừng chỉ làm theo cảm tính hoặc vì chạy theo lợi nhuận mà quên đi hết luật lệ. Cái giá phải trả sẽ rất đắt!

 

Tôi nỗ lực tạo dựng uy tín và tích luỹ kinh nghiệm,
chuẩn bị cho những sản phẩm digital chất lượng trong tương lai

Bán sản phẩm hữu hình:

Khi có một nền tảng website với lượng người đọc ổn định ở mức cao cùng một hệ sinh thái các trang mạng xã hội kéo traffic qua về cho nhau, bạn đã có một kênh bán sản phẩm/ dịch vụ cực kì vững vàng.

Ở trường hợp của mình, tôi tập trung xây dựng thương hiệu cá nhân và phát triển hai nhánh MMO & MLM song song. Với MLM, sau 1 năm tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩm của công ty bán hàng theo mạng Nuskin, nhìn thấy được những tiềm năng và triển vọng của dòng sản phẩm chống lão hoá, tôi đã lựa chọn phân phối sản phẩm này.

Ưu điểm:

Việc phân phối sản phẩm hữu hình trên môi trường online có lẽ đã quá quen thuộc nên tôi chỉ khai quát sơ.

  • Việc bạn có một chiếc website hay tổ hợp các kênh mạng xã hội được đầu tư bài bản chắc chắn tạo được cảm giác chuyên nghiệp, đáng tin cậy từ phía khách hàng của bạn.
  • Với khái niệm “Zero moment of the truth”, mọi thứ khách hàng muốn mua họ đều có hành vi chủ động tìm kiếm thông tin trên internet. Vì thế bạn càng vây lấy khách hàng bao nhiêu, cơ hội bạn bán được hàng càng cao.

 

Thách thức: 

  • Tỉ lệ cạnh tranh trên môi trường online vẫn luôn khắt nghiệt và thay đổi rất nhanh, vì thế bạn cần đầu tư nguồn lực vào cập nhật và thích nghi liên tục với thời cuộc.
  • Vì là kinh doanh sản phẩm hữu hình, nên những khâu logistic vẫn tồn tại, vì thế bạn vẫn phải đảm bảo các khâu kho bãi, vận chuyển, giao hàng… đều cần đảm bảo. Việc phân bổ nguồn lực online – offline thế nào cho tối ưu cũng rất hóc búa.

Có lẽ đây cũng chính là một trong những lý do cộng thêm khiến tôi chọn kinh doanh sản phẩm hữu hình theo mô hình kinh doanh theo mạng. Với MLM, tôi sẽ chỉ cần tập trung vào giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm. Những công việc rất nhức đầu còn lại như xuất – nhập hàng, bảo quản, vận chuyển, hậu mãi đều có công ty lo hết.

Ở bài viết này tôi chia sẻ những cơ hội kinh doanh Online mà tôi tự tin và đã ít nhiều có kinh nghiệm, hy vọng sẽ gợi mở cho bạn cảm hứng về hướng đi trong tương lai. Hãy kết nối với tôi nếu muốn được tư vấn nhiều hơn nhé.

Mời bạn đọc thêm bài viết về kinh doanh MLM, đa cấp chân chính.

Be Gentle,

Love.

08/07/2020 1 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
cách viết thông cáo báo chí chuẩn chỉnh chuyên nghiệp
Viết chuyên môn

Thông cáo Báo chí chuẩn chỉnh – Phần 2

by Dương My 08/07/2020

Ở phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu những kiến thức căn bản nhất về Thông cáo Báo chí cũng như trang bị cho mình công thức 5W +1H để có thể viết được một bản chuẩn chỉnh.

Phần 2 sẽ tập trung tìm hiểu về quy trình soạn thảo từ lúc bắt đầu đến khi thành hình và có thể phát hành Thông cáo:

4. Quy trình soạn thảo một Thông cáo Báo chí

4.1 Xác định chủ đề và thông điệp

Một trong những nguyên tắc mà người làm công việc viết nội dung luôn phải nhớ chính là “single minded”. Nghĩa là nên truyền tải một thông điệp duy nhất trong mỗi ấn bản nội dung ra lò. Thông cáo Báo chí cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó.

Một bài tốt cần có một nội dung chủ điểm hay nói cách khác là một chủ đề nhất định. Tất cả những yếu tố 5W + 1H đều tập trung làm rõ chủ điểm đó, từ ai? cái gì? như thế nào? tại sao?. Tất cả đều tập trung hướng về chủ điểm, khi xác định được rõ thì người viết sẽ không rơi vào vô định.

Quay trở lại phân tích trên ví dụ ở phần 1:

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2021 – Trung tâm đào tạo thực tế các môn học về ngành Marketing & Communication AiM Academy (AIM Academy) khánh thành chi nhánh 2 tại địa chỉ số 80 đường Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhằm mang đến môi trường “Học thực tiễn, làm chuyên nghiệp” cho các học viên sống tại Hà Nội và các tỉnh phía bắc.

Ban Giáo vụ AiM Academy đã chiêu mộ đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Truyền thông Marketing. AiM cũng cung cấp hệ thống khoá học đa dạng đã được nghiên cứu và thử nghiệm thời gian dài. Đây sẽ là điểm đến học tập chất lượng, xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai tìm kiếm kiến thức hữu ích, mở ra cơ hội công việc mới.

Chúng ta thấy AiM Academy có thể “nói” khá nhiều điều với công chúng, ví dụ như:

  • Sắp khai trương chi nhánh mới
  • Mở rộng thị trường hoạt động
  • Có đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, có hồ sơ năng lực ấn tượng
  • Sẽ mang đến một môi trường học tập tuyệt vời
  • Tiên phong trong lĩnh vực đào tạo thực tiễn chuyên nghiệp
  • Cung cấp nhân sự chất lượng cho ngành Truyền thông, Marketing cả ở client side lẫn agency side.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một Thông cáo, AiM Academy không thể chia sẻ tất cả những điều trên. Họ phải chọn điểm cốt yếu nhất làm chủ đề và thông điệp cho Thông cáo này, tất cả yếu tố 5W + 1H sẽ xoay quanh làm rõ chủ điểm đó. Trong đoạn ví dụ ta thấy AiM Academy đã quyết định tập trung nói về “Chúng tôi sắp khai trương chi nhánh mới” để soạn thảo và phát hành Thông cáo Báo chí.

4.2 Dự đoán các tình huống và hướng xử lý:

Thông cáo khi được phát hành, Doanh nghiệp luôn kì vọng sẽ thu hút được nhiều nhất sự quan tâm của công chúng. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ nhận rất nhiều ý kiến, quan điểm đa chiều với cùng một nội dung đề cập đến. “Chín người mười ý” thể hiện rất rõ trong trường hợp này.

Tất cả các luồng ý kiến có thể tích cực ủng hộ, trung hoà hay thậm chí tiêu cực, phản đối. Và người làm truyền thông khi hoàn thành bài viết tính đến những trường hợp này và có hướng xử lý hiệu quả nhất cho Doanh nghiệp.

Cách cơ bản nhất là người viết cần đảm bảo tính chính xác và có thật của sự kiện <link về mục 3.3 bài 1> , mọi thông tin trong Thông cáo Báo chí đều có thể chuẩn bị giấy tờ, tài liệu chứng minh đi kèm.

Việc dự đoán các tình huống và hướng giải quyết cũng góp phần giúp cho Doanh nghiệp thận trọng hơn trong những nội dung đưa vào Thông cáo. Đồng thời giúp Doanh nghiệp lưu ý rà soát, kiểm chứng lại tất cả thông tin đã đưa ra.

My Dương

Cẩn trọng trong khâu soạn thảo Thông cáo Báo chí là điều tối quan trọng
Người soạn thảo Thông cáo Báo chí càng chi tiết ở những bước đầu bao nhiêu
thì càng thong thả ở những bước sau bấy nhiêu

4.3 Thực hiện soạn Thông cáo Báo chí:

a. Tóm tắt nội dung sự việc:

Đầu tiên người viết cần xác định rõ các yếu tố 5W + 1H, đưa vào phần tóm tắt cô đọng dưới 300 từ. Nếu có yếu tố nào còn chưa rõ ràng thì cần tìm hiểu làm rõ trước khi chính thức bắt tay vào soạn thảo bản hoàn chỉnh.

Sau đó kiểm tra lại các tài liệu, thông tin liên quan đến các phần nội dung trong bản tóm tắt, đảm bảo các chi tiết nhỏ nhất có giấy tờ hỗ trợ chứng minh, có thể yêu cầu các bộ phận liên quan kiểm chứng.

b. Bổ sung những thông tin liên quan:

Sau khi có được những thông tin chính ở phần trên giống như xương sống của bài, người viết cần tiếp tục đắp thêm da thêm thịt để bài viết được tròn đầy, rõ nghĩa.

Trong ví dụ bên trên, có thể thêm các ý như:

  • Sự kiện khai trương cơ sở mới của AIM Academy có sự tham gia của những thành phần nào?
  • Nhằm chào mừng sự kiện này, AiM có chương trình ưu đãi giảm giá cho 100 học viên đầu tiên đăng kí…

c. Nêu thông điệp đánh giá của Doanh nghiệp:

Thông thường thông điệp này sẽ từ những người đứng đầu tổ chức, là đại diện phát ngôn của Doanh nghiệp đó chứ không phải thể hiện ý riêng của người trực tiếp viết Thông cáo Báo chí. Nội dung thông điệp cần rõ ràng, ngắn gọn và xúc tích, thể hiện rõ ý chí của người đứng đầu.

Phát triển tiếp ví dụ trên:

Bà Phạm Thị Diệu Anh – Giám đốc Điều hành AiM Academy chia sẻ: “Việc khai trương cơ sở 2 tại Hà Nội đánh dấu một bước tiến dài trong các cột mốc phát triển của trung tâm đào tạo AIM Academy. Chúng tôi hân hoan vì giờ đây đã có cơ hội tạo ra môi trường học tập thực tiễn cho các bạn trẻ khu vực miền Bắc nước ta. Từ đây, chúng tôi hy vọng có thể mở ra nhiều cơ hội cho những ai muốn tìm đến với Marketing một cách bài bản và có tính ứng dụng cao. Song song đó, chúng tôi cũng trở thành một địa chỉ đáng tin cậy góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cho lĩnh vực Truyền thông Marketing”.

Như vậy, người đứng đầu tổ chức này là bà Phạm Thị Diệu Anh đã đại diện nói ra thông điệp, mong muốn của trung tâm thông qua bản thông tin gởi đến báo chí này.

d. Bổ sung phần thủ tục (tiêu đề, số hiệu, ngày phát hành, thông tin liên hệ…)

Sau khi hoàn chỉnh 3 bước trên là ta gần như hoàn thành 80% bài viết, giờ chỉ cần bổ sung một số ý sau:

  • Hoàn chỉnh phần mở đầu: Header có logo, nhận diện thương hiệu Doanh nghiệp; địa điểm, thời gian xảy ra sự kiện…
  • Hoàn chỉnh phần kết thúc: luôn có đoạn “About Us – Về chúng tôi” giới thiệu những thông tin cơ bản về Doanh nghiệp đã được soạn thảo sẵn và được duyệt để chính thức sử dụng; thông tin người tiếp nhận liên hệ vấn đề về truyền thông…

4.4 Chuẩn bị và sẵn sàng trả lời báo giới:

Về nguyên tắc, Thông cáo Báo chí nên được phát hành thông qua một buổi Họp báo với sự tham gia đầy đủ của Ban Giám đốc Doanh nghiệp và phóng viên báo đài.

Hoạt động của một buổi Họp báo thường bao gồm:

  • Phía Doanh nghiệp trình bày, chia sẻ thông tin, đây chính là các nội dung đã được đề cập trong bài Thông cáo.
  • Phía báo giới: có khoảng 15 phút cho phần Q&A – Hỏi và Trả lời những nội dung liên quan hay khai thác sâu hơn các vấn đề mà Doanh nghiệp vừa trình bày.

Như vậy về phía Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các nội dung, tài liệu, chứng cứ… để tự tin bước vào buổi Họp báo. Để buổi Họp báo diễn ra suôn sẻ và chuyên nghiệp, bộ phận Truyền thông, hay cụ thể là người làm công việc Quan hệ Công chúng cần có sự dự liệu những câu hỏi có thể xảy ra và chuẩn bị sườn ý các câu trả lời. Khi chuẩn bị càng kĩ lưỡng sẽ càng giúp cho Cấp Lãnh đạo tránh được những tình huống khó xử, ấp úng do không thể trả lời câu hỏi.

chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết trước khi phát hành Thông cáo Báo chí
Người làm công tác truyền thông cần có sự chuẩn tiên liệu và chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết
trước khi phát hành Thông cáo Báo chí

4.5 Kiểm tra lần cuối và sẵn sàng phát hành:

Đứng ở góc độ Doanh nghiệp, mọi thông tin muốn chính thức công bố đều cần có sự phê duyệt từ các bộ phận chức năng như Pháp Chế hoặc các Quản lý Cấp cao. Việc có nhiều bộ phận cùng tham gia vào xét duyệt nội dung như vậy mang nhiều lợi điểm như:

  • Thông tin được chia sẻ đầy đủ trong nội bộ doanh nghiệp
  • Các bộ phận kiểm tra chéo và đảm bảo tính xác thực thông tin cho nhau
  • Nội dung câu chữ đề cập trong Thông cáo vì thế cũng được nhìn nhận đa chiều và thận trọng hơn.

Hãy nhớ rằng một khi Thông cáo Báo chí phát hành ra công chúng giống như một mũi tên rời khỏi chiếc cung vậy, không thể hối hận, không thể thu hồi. Để đảm bảo mọi thứ hoàn hảo nhất, cần ghi nhớ những điều sau đây:

  • Việc đăng bài cải chính thông tin đã đăng trong Thông cáo Báo chí là đại kỵ; điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của Doanh nghiệp.
  • Nhờ một người khác đọc lại, từ chuyên môn gọi là proof reading: đảm bảo không có lỗi sai về dấu chấm câu, lỗi chính tả; lưu ý các số hiệu, ngày giờ, các con số được đề cập.
  • Đặt nội dung này trên một quy cách chuẩn chỉnh, mang đúng thương hiệu công ty, sang trọng, đẹp mắt.
  • Hãy đặt bản thân vào tâm thế của người nhận, người đọc và trả lời các câu hỏi: mình đọc có hiểu hết nội dung không? mình nhận Thông cáo này có thấy chỉn chu, đẹp mắt và hài lòng không?

Sau tất cả sự tận tâm và bài bản suốt quá trình soạn thảo, giờ là lúc bạn tự tin phát hành bản Thông cáo và gởi những thông tin tốt đẹp nhất của Doanh nghiệp đến cho công chúng.

Bài viết thuộc chuỗi bài đăng “Góc chuyên gia” trên trang AIM Academy.

Tác giả: My Dương – Marketer, Trainer & Writer

08/07/2020 0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

About Me

About Me

My Dương – Marketer, Trainer and Writer

Với niềm yêu thích bộc lộ suy nghĩ, chia sẻ kiến thức qua từng câu chữ được viết xuống, mình lập blog này để nhắc nhở bản thân chăm chỉ viết, truyền tải thông điệp tích cực và truyền cảm hứng cho những người luôn người nỗ lực để trở nên ưu tú hơn mỗi ngày.

Recent Posts

  • The Value of Little Things: A Team Building Reflection

    20/08/2024
  • FUNdamentals – Những điều bé nhỏ quý giá

    19/08/2024
  • Con đường sự nghiệp chân ái 

    09/03/2024
  • Phát triển Sự nghiệp song song

    03/03/2024
  • Con số năm cá nhân từ 6-9, có gì hot?

    25/02/2024

Về tác giả

banner
My Dương – Marketer, Trainer and Writer

Một cô gái luôn nỗ lực để bản thân trở nên ưu tú hơn mỗi ngày. Mong muốn sống cuộc đời tự tại như một cánh chim trời.

Xem nhiều

  • 1

    6 chìa khoá vàng đánh giá thông tin và chất lượng nguồn thông tin

    08/07/2020
  • 2

    5 bước soạn Thông cáo Báo chí

    08/07/2020
  • 3

    Ước mơ quan trọng thế nào với người trẻ?

    08/07/2020

Đăng ký

  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • Email

COPYRIGHT © MY DUONG

The Gentlewoman Writer
  • Trang chủ
  • Về tôi – The Gentlewoman Writer
    • BUY ME A TEA
    • Tư vấn 1:1
  • Viết
    • Viết chuyên môn
    • Viết kết nối
    • Viết Kinh doanh
    • Viết phát triển
    • Viết sách
  • Khoá học
    • Đôi nét về Giảng viên
  • Trang Tài nguyên
  • Youtube
  • Podcast